A. ĐẠI CƯƠNG
Tên khác: Củ bột Dong riềng đỏ; Slim Khón, Aslim (Tày, Cao bằng); Slim Tàu Tằng (Tày, Lạng sơn); Dong riềng đỏ (Kinh, Thái nguyên).
Tên khoa học: Canna edulis Kur, thuộc Họ Cannaceae.
Mô tả: Cây
thân thảo, thân rễ phân nhánh mang nhiều rễ nhỏ, thân khi sinh màu đỏ
tía, cao khoảng 2m, đường kính 2cm. Lá đơn hình bầu dục, mép nguyên, mọc
cách, mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới nhạt màu hơn, viền lá có màu đỏ
tía. Cụm hoa mọc ở đầu cành, xim một ngả, dài 15-30cm. Hoa lưỡng tính
màu đỏ, mỗi hoa mọc trong một lá hoa khô xác. Quả dạng quả nang, 3 ô,
thường có một ô lép, cao 2-3cm, bề mặt quả có gai nạc mềm, màu đỏ, rụng
hết khi già, khi khô mở lưng. Hạt hình cầu, 2-7 hạt trong mỗi ô, khi non
màu trắng, khi già đen nhẵn nhưng không bóng, cứng, đường kính khoảng
5mm. Dong riềng đỏ mọc ở mọi miền của nước ta, đặc biệt tập trung ở các
vùng núi đá vôi phía Bắc như Hà giang, Cao bằng, Bắc cạn, Thái nguyên,
Lạng sơn.
Gần đây các nhà Y dược học Việt nam (Viện Y học bản địa Việt nam) đã
tiến hành nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của Dong riềng đỏ và cho kết
luận như sau: Trên thế gới hiếm có cây thuốc nào chữa bệnh tim mà tích
hợp được 7 trong 1 như cây Dong riềng đỏ, vì nó vừa chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành và an thần.
Chỉ cần độc vị Dong riềng đỏ (lá, thân, rễ, củ đã sao thơm) nấu với tim
lợn ăn là có tác dụng tốt đối với các bệnh về tim mạch. Trên cở sở kết
quả công trình nghiên cứu này, người ta đã chế ra loại thuốc viên nén
với tên gọi là “Cardorido Saman” dùng cho người đau thắt ngực, suy tim
do ít máu cơ tim, giúp phòng ngừa thiếu máu cơ tim và làm giảm các nguy
cơ đau thắt ngực, suy mạch vành do thiếu máu cơ tim.
Bộ phận dùng: Lá, Thân, Rễ, Củ
Tính vị: Vị ngọt, tính lạnh
Tác dụng: Hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống, điều hòa HA
Chủ trị: Bệnh mạch vành tim, bệnh HA cao
B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ DONG RIỀNG ĐỎ
1. Ứng dụng Dong riềng đỏ chúng tôi đã tiến hành chữa bệnh mạch vành tim, suy tim, HA cao cho có kết quả tốt, đáng ghi nhận.
Bài 1.
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Dong riềng đỏ
|
|
Đan sâm
|
|
* Lượng bằng nhau
* Sắc uống hoặc chiết xuất, làm viên uống.
Bài 2.
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Lá, thân, rễ, củ Dong riềng đỏ sao thơm
|
|
Tim lợn
|
01 quả
|
* Nấu ăn.
2. Kết hợp với cổ phương chế ra hai bài thuốc dưới đây để phòng trị các bệnh về tim mạch.
Bài 1. QUAN TÂM ĐAN SÂM HOÀN GIA VỊ
Tên dược vật
|
Lượng,g
|
Tên dược vật
|
Lượng,g
|
Sâm tam thất
|
|
Giáng hương
|
|
Đan sâm
|
|
Củ Dong riềng đỏ
|
|
* Lượng bằng nhau, tán bột mịn, chế thành hoàn mềm nặng 2g, uống (nhai, ngậm, nuốt) mỗi lần 03 hoàn/lần, ngày 03 lần, 30 ngày là một liệu trình.
- Tác dụng : Lý khí, hoạt huyết, hoá ứ.
- Chủ trị: Bệnh động mạch vành tim, đau thắt ngực.
2. LỤC THẦN TÁN
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Táo nhân sao
|
|
Hòe hoa sao
|
|
Quyết minh tử sao
|
|
Liên tử tâm sao
|
|
Củ Dong riềng đỏ
|
|
Đan sâm
|
|
*Lượng bằng nhau, tán bột mịn, uống 02 thìa cà phê lần, ngày 2-3 lần, hoặc hoàn viên uống hàng ngày.
- Tác dụng : Lý khí, hoạt huyết, hoá ứ, hạ áp, an thần.
- Chủ trị: Bệnh động mạch vành tim, đau thắt ngực, HA cao, mất ngủ.