Bí đao

Cập nhật: 27/06/16 08:42

NCVCC.LYĐKQG. BÙI ĐẮC SÁNG Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Ba Đình

A. ĐẠI CƯƠNG

Tên khác: Đông qua, Bí phấn, Bí xanh, Má phắc (Thái), Phắc mong (Tày).

Tên khoa học: Benincasa hispida Cogn, thuộc Họ Bầu bí-Cucurbittaceae.

Mô tả: Cây thảo sống 1 năm, mọc leo dài tới 5m, có nhiều lông dài, lá hình tim xẻ 5 thùy chân vịt, tua cuống thường phân nhánh 3, hoa đơn tính màu vàng, quả thon dài, lúc non có lông cứng, khi già có phấn ở mặt ngoài nặng 3-5kg, màu lục mốc, có nhiều hạt dẹt.

     Bí đao gốc ở Ấn độ, được trồng ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Á và miền đông châu Đại dương. Ở nước ta Bí đao được trồng ở khắp nơi, nhất là quanh các thành phố, thị xã. Ta thường gặp hai loại chính là Bí đá và Bí gối. Bí đá có quả nhỏ, thuôn dài, vỏ xanh, khi già vỏ xanh xám và cứng, hầu như không có phấn trắng ở ngoài. Bí đá dày cùi, ít ruột, ăn ngon, giống này cho năng suất thấp. Còn Bí gối quả to, khi già phủ lớp phấn trắng, dày cùi, nhưng ruột nhiều, giống này cho năng suất cao.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Người ta biết thành phần của Bí đao tươi (theo tỳ lệ %) như sau: Nước 67,9; Protein 0,4; Li pit 0,1; Cellulose 0,7; Dẫn xuất không Protein 30,5; Khoáng toàn phần 0,4(trong đó Calcium 26mg, Phosphor 23mg, Sắt 0,3mg). Còn vitamin: Caroten 0.01 mg, vitamin B1 0,01mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP và vitamin C 16mg. Nhiệt lượng do 100g Bí cung cấp là 12 calo.

Bộ phận dùng:

+ Quả thường dùng trong bữa ăn của chúng ta cũng như Dưa chuột. Nó dễ chế biến và cũng dễ bảo quản (nên để Bí gìa nơi mát, khô ráo, thoáng là được và có thể cất giữ trong vài tháng). Người ta thường dùng luộc ăn, nấu canh tôm, canh cua, làm nộm, xào thịt gà, thịt lợn, nấu canh xương. Bí đao còn dùng làm mứt, mứt bí thường dùng vào dịp Tết nguyên đán.

+ Vỏ (Đông qua bì), chữa phù thũng.

+ Hạt, chữa ho.

+ Lá (đắp để tiêu sưng)

Tính vị: Ngọt, tính lạnh, không độc.

Qui kinh: Tỳ, Vị, Đại tràng, Tiểu tràng

Tác dụng: Lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, tiêu sưng.

 

B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ BÍ ĐAO

1. Trị thủy thũng khi mang thai

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bí đao (cả vỏ, hạt)

500

Cá chép

200

* Nấu canh ăn.

2. Trị bụng trướng

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bí đao (cả vỏ, hạt)

 

 

 

* Không cho muối, đun chín ăn.

3. Chữa phù thũng toàn thân

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bí đao (cả vỏ, hạt)

500

Ý dĩ nhân

120

Phục linh bì

120

Hành củ

05 củ

* Sắc uống.

4. Trị đái rắt do BQ nhiệt, đái đục ra chất nhầy

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Vỏ Bí đao

Tùy dùng

 

 

* Sắc uống.

5. Trị bệnh thủy thũng do viêm thận mạn

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bí đao (cả vỏ, hạt)

500

Râu ngô

30-50

* Sắc, đun nhỏ lửa 30 phút, chắt lấy nước, chia 02 lần uống nóng. LT: 10 ngày.

6. Trị phù do viêm thận cấp

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bí đao (cả vỏ, hạt)

500

Đậu đỏ

100

* Nấu canh ăn, ngày 02 lần.

7. Trị đái tháo đường

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bí đao (cả vỏ, hạt)

1200

Bột Hoàng liên

30

* Cắt đầu quả bí, cho Bột Hoàng liên vào trong ruột, đậy nắp bí, ghim chặt bằng tăm, nấu nhừ, ép lấy nước, chia uống 03 lần ngày.

8. Trị ho gà, viêm phế quản cấp

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Hạt Bí đao

15

Đường phèn

 

* Giã nhuyễn, trộn mật ong, uống vói nước chín, ngày 2-3 lần.

9. Chống béo phì

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bí đao (cả vỏ, hạt)

500

Trần bì

40

Gừng

  20

Gia vị

Đủ dùng

* Sắc uống.

10. Làm đẹp da

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bí đao (cả vỏ, hạt)

1500

Rượu

1500ml

Mật ong

  500

Nước

100ml

* Cho vào nồi đồng hầm nhuyễn, lọc lấy nước, cô thành cao đặc, để trong hũ dùng thoa mặt vào mỗi buổi tối.

11. Chữa các đầu ngón tay sưng

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá Bí đao

Vừa đủ

Giấm

Đủ dùng

* Giã nhuyễn trộn đều đắp nơi bệnh.

12. Chữa ung nhọt ở Phổi hay ở Đại tràng

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Hạt Bí đao

40

Đào nhân

20

Bồ công anh

40

Cát cánh

10

Kim ngân hoa

40

Cam thảo

10

Sinh Ý dĩ nhân

40

Rễ Lau (Lô căn)

20

Ngư tinh thảo

40

*Bán chi liên

20

*B. hoa xà thiệt thảo

40

*Mộc hương

20

* Tổng lượng:  320 g

* Sắc uống.