RIỀNG, DƯỢC LIỆU QUÍ CHỮA BỆNH VÀ
PHÒNG TRỊ UNG THƯ
NCVCC . LYĐKQG BÙI ĐẮC SÁNG
Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Ba đình, Hà nội

A. ĐẠI CƯƠNG
Tên khác: Cao lương khương, Riềng thuốc (miền Nam).
Tên khoa học: Alpinia oficinarum Hance, thuộc Họ Gừng-Zingiberaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng thẳng, cao độ 1,5m, thân rễ bò ngang, hình tru dài, màu đỏ nâu, có nhiều vảy phủ, chia thành nhiều đốt màu trắng nhạt, trong có nhiều xơ. Lá mọc 2 dãy, không cuống, có bẹ, hình mác dài, mặt nhẵn. Hoa màu trắng, mọc thành chùm thưa ở ngọn thân. Quả hình cầu, có lông, hạt có áo hạt. Riềng là cây mọc hoang, thường mọc trên các đồi ven rừng. Thường được trồng nơi đất ẩm trong các vườn và trên bờ ao ở vùng núi và nông thôn nước ta. Thân rễ của riềng có mùi hắc, thơm và vị cay, nóng, thường dùng làm gia vị ăn với thịt chó, nấu giả cầy, nấu mắm cá, có khi người ta dùng các chồi non để nấu canh cua, canh cá.
Cây được trồng bằng thân rễ vào mùa đông-xuân. Củ, rễ đào quanh năm hoặc vào mùa thu-đông: Cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch phơi khô. Quả Riềng gọi là Hồng đậu khấu thu hái vào tháng 9-10, phơi khô.
Bộ phận dùng: Củ, Hạt, Lá
1. Củ Riềng
+ Tính vị: Cay, tính ấm
+ Quy kinh: Tỳ, Vị
+ Tác dụng: Làm ấm bụng, chống khí lạnh
+ Chủ trị: Đau bụng, lạnh bụng, nôn mửa, ỉa chảy.
+ Liều dùng: 4-10g/ngày.
2. Hạt Riềng
+ Tính vị: Cay, tính ấm
+ Quy kinh: Tỳ, Vị
+ Tác dụng: Chống khí lạnh
+ Chủ trị: Khó tiêu, buồn nôn, đau bụng.
+ Liều dùng: 2-6g/ngày.
Phụ chú : Có 2 loại Riềng hay dùng là Riềng nếp (Alpinia galanga Sw.), cây to hơn, có thân rễ màu hồng, ít thơm và cây Lương khương (A. chinesis Rosc.) cũng được sử dụng làm gia vị và làm thuốc như cây Riềng thông thường.
B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ RIỀNG
1. Lá và củ Riềng dùng để kho cá
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Củ Riềng thái lát
|
|
Lá Riềng
|
|
* Tán bột, uống 6-10g/lần, ngày 03 lần.
2. Chữa đau bụng, lạnh dạ, nôn mửa, ỉa xối
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Riềng ấm
|
|
Gừng khô
|
|
Củ Gấu
|
|
|
|
* Lượng bằng nhau, tán bột, uống 6g/lần, ngày 03 lần.
3. Chữa rét cơn do khí lạnh ở rừng núi, không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Tên dược liệu
|
Lượng(g)
|
Hạt Riềng
|
|
|
|
* Tán bột, uống 6-10g/lần, ngày 03 lần.
4. Chữa cảm sốt, sốt rét, kém ăn:
Tên dược vật
|
Lượng(g)
|
Tên dược vật
|
Lượng(g)
|
Cao lương khương
tẩm dầu Vừng sao
|
40
|
Can khương
|
40
|
Mật Lợn
|
Vùa đủ
|
|
|
* Làm viên bằng hạt ngô đồng, uống 15-20 viên/lần.
5. Chữa bụng trướng đầy, đau xóc hai bên sườn:
Tên dược vật
|
Lượng(g)
|
Tên dược vật
|
Lượng(g)
|
Cao lương khương
|
|
Thạch xương bồ
|
|
Hương phụ
|
|
|
|
* Lượng bằng nhau, tán bột mịn, uống 08g/lần với nước sắc Gừng+Muối, ngày 03 lần.
6. Chống khí lạnh ở rừng núi, sinh rét cơn, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng, thổ tả:
Tên dược vật
|
Lượng,g
|
Chú giải
|
Hạt Riềng
|
|
Ôn trung, tán hàn, chỉ thống
|
* Tán bột mịn, uống 08g/lần.
C. RIỀNG, DƯỢC LIỆU QUÍ PHÒNG TRỊ UNG THƯ
Riềng là loại thân nhỏ, mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Nó được dùng trong nhà bếp làm tăng hương vị cho các món ăn, cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Những dưỡng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể, đặc biệt nó còn phòng chống được 8 loại ung thư. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong củ riềng có hoạt chất chống lại các bệnh ung thư.

Mới đây nhất, trong một nghiên cứu các nhà khoa học đã thử nghiệm các hợp chất có trong riềng trên bệnh nhân ung thư tuyến tụy và cho kết quả khả quan. Các hợp chất này đã ức chế khả năng phát triển của các tế bào mới và ngăn chặn các gen xấu gây ung thư.

Năm 2014, một nghiên cứu ở Iran đã cho thấy, chỉ trong 48 giờ, bệnh nhân tiêu thụ riềng đã có thể phá hủy đáng kể số lượng tế bào ung thư dạ dày. Đối với ung thư máu, chiết xuất trong củ riềng có thể điều trị căn bệnh này mà không khiến nó di căn như việc dùng hóa xạ trị.
Đặc biệt, chất MCF7 có trong riềng có thể loại bỏ được tế bào gây ung thư vú mà không ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh. Một nghiên cứu khác năm 2015 cho kết quả, riềng làm giảm di căn bệnh ung thư gan khi khiến các tế bào nhiễm bệnh không thể gắn vào các tế bào khỏe mạnh. Củ riềng trị ung thư da tốt nhờ 3 hợp chất có trong nó. Những hợp chất này cũng đồng thời ngăn chặn hoạt động của các gen lỗi gây ung thư.
Không chỉ có tiếng trong việc điều trị ung thư, các quý ông muốn tăng khả năng giường chiếu cũng nên dùng riềng bởi nó có khả năng hối thúc tinh trùng di chuyển cũng như tăng lượng tinh binh.
Hoạt chất thực vật được tìm thấy trong củ riềng giúp ngăn chặn hoạt động của TNF-alpha (các cytokine thuộc họ yếu tố hoại tử khối u), do đó có thể làm giảm viêm, giúp giảm viêm khớp.
Một loại hợp chất từ riềng có tên ACA có khả năng bảo vệ não bộ, làm giảm sự suy giảm nhận thức hay mất trí nhớ, chống trầm cảm vì nó có thể dung hòa được chất đối kháng TNF – alpha.