CÂY MÃNG CẦU

Cập nhật: 28/01/18 18:38

CÂY MÃNG CẦU

 

http://davicorp.vn/sites/default/files/tai_xuong.jpg
http://davicorp.vn/sites/default/files/su-that-mang-cau-xiem-chua-ung-thu-khong-tuong-truc-loi.jpg

 

Mãng cầu gai (Mãng cầu xiêm)

A. ĐẠI CƯƠNG

 

     Tên khác: Mãng cầu xiêm, Mãng cầu gai, Sa lê, Phan lệ chi...

     Tên khoa học: Annona muricata, thuộc chi Na (Annona).

     Mãng cầu có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó được trồng khắp nơi nhưng người ta cho rằng nó là cây bản địa của vùng Caribe. Mãng cầu là loại cây thân gỗ, lá màu đậm, không lông, xanh quanh năm. Hoa màu xanh, có hương thơm, mọc ở thân. Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm. Ưu điểm của cây mãng cầu: Hoa có hương thơm dịu, thích hợp tạo bóng mát. Mãng cầu xiêm thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới. Nó không chỉ thơm ngon về khẩu vị mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể.

     Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Trong mãng cầu xiêm chứa nhiều carbohydrate, đặc biệt là đường fructose, vitamin C, B1 và B2. Nó lại chứa ít calorie, chất béo và không chứa cholesterol. Trong 100g mãng cầu xiêm gồm có 66 calorie; 3,3g Chất xơ ăn kiêng; 14mg Calci; 278mg Kali; 20,6g Vitamin C; 1g Protein; 0,64mg Sắt; 278mg Phosphor; 29,6 Acid ascorbic và 16,8g Carbohydrate... cung cấp được 59 Kcal. Các bộ phận của mãng cầu xiêm như lá, rễ, hạt, cuống, vỏ, nạc… đều có tác dụng cao trong việc điều trị bệnh.

 

B. MÓN ĂN BÀI THUỐC CÓ MÃNG CẦU XIÊM

 

      1. Bồi dưỡng sức khỏe: Thành phần vitamin B và C của nạc mãng cầu xiêm dùng để chế biến món kem và nước ép rất tốt cho cơ thể. Quả mãng cầu xiêm thường được thu hái lúc còn xanh, cứng, không để thật chín trên cây. Sau khi hái về cũng không ăn ngay mà thường để 4 - 5 ngày sau mới ăn. Đây mới là lúc ăn mãng cầu xiêm ngon nhất vì quả đã chín mềm vừa đủ để khi ta ấn nhẹ ngón tay vào thấy có vết lõm. Quả mãng cầu xiêm chín được dùng ăn tươi là chủ yếu hoặc lấy thịt quả pha thêm nước và đường vào rồi đánh như đánh trứng gà chế biến thành một loại sữa để uống giải khát, bổ mát và chống hoại huyết.

     Ngoài ra, mãng cầu xiêm thường dùng tươi làm kem sinh tố cùng với một số quả khác hoặc dùng làm bánh, kẹo và mứt. Mứt và kẹo mãng cầu xiêm ăn ngon, có hương vị riêng nên được nhiều người ưa thích.

     2. Tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm tấy, điều trị vết thương: Chiết xuất từ vỏ cây, cuống, lá và rễ của cây mãng cầu xiêm có công dụng kháng khuẩn gây mầm bệnh và nấm gây bệnh. Rễ cây mãng cầu xiêm được dùng làm thuốc giải độc. Nước sắc cô đặc từ lá mãng cầu xiêm được dùng làm thuốc giải độc. Nước sắc cô đặc từ lá mãng cầu xiêm giúp ngừa viêm tấy rất hữu hiệu. Phần nạc dùng làm thuốc đắp lên vết thương giúp mau lành trong khoảng ba ngày. Nước giải khát từ mãng cầu có tác dụng tăng sức đề kháng.

     3. Đề phòng cao huyết áp: Lá mãng cầu xiêm được dùng để uống như trà giúp ngừa huyết áp, rối loạn bao tử và trị sốt. Nó cũng rất công hiệu để trị bệnh chấy rận cho tóc và làm sạch sàn nhà.

     4. Điều trị phát ban: Lấy phần nhựa của lá còn non thoa lên chỗ da bị phát ban sẽ lành ngay.

     5. Giúp da liền sẹo: Nhai lá có cả nước miếng dùng để đắp lên vết thương bị lồi thịt lên sau khi mổ xong sẽ giúp lành sẹo.

     6. Chữa trị đau nhức các khớp: Nghiến nát vá đắp lên chỗ khớp bị đau nhức sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.

      7. Ngừa giun sán: Hạt mãng cầu xiêm nghiền nát để uống giúp trị giun, sán, ký sinh trùng sống bám trong ruột. Rễ cây cũng có tác dụng tương tự.

      8. Đẩy lùi bệnh hen suyễnVỏ cây không chỉ giúp ngừa bệnh hen suyễn mà còn giúp an thần, ngừa bệnh cúm, suy nhược và bổ thần kinh.

      9. Trị bệnh về thần kinh, mất ngủ: Loại trà chế biến từ lá mãng cầu xiêm được dùng như bài thuốc làm dịu thần kinh khi bị căng thẳng, đem lại giấc ngủ ngon. Bài thuốc này còn giúp trị cảm cúm và sốt. Người xưa thường dùng nạc và lá mãng cầu xiêm như phương thuốc gia truyền giúp an thần. Ngoài ra, người Hamaica, Haiti và Ấn Độ thường dùng vỏ và lá cây này để làm thuốc chữa chứng co thắt, thuốc giảm đau rất công hiệu.

      10. Chữa bệnh tiêu chảy, nôn mửa: Hoa mãng cầu xiêm làm giảm chứng tiêu chảy mạn tính. Ngược lại, hạt có tác dụng chống nôn nên ngừa bệnh nôn mửa rất tốt.

      11. Chữa bệnh đường niệu, sỏi thận: Nước ép mãng cầu xiêm có tác dụng trị bệnh về đường tiết niệu, tiểu ra máu và bệnh đau gan. Đặc biệt với bệnh phong, nước ép giúp bệnh mau lành hơn. Nước sắc từ rễ hoặc lá còn non giúp trị bệnh sỏi thận cũng như bệnh ho, tiêu chảy, sốt, ăn uống khó tiêu và bệnh kiết lỵ.

      12. Chữa bệnh chàm: Lá mãng cầu xiêm được sùng như bài thuốc làm giảm bệnh chàm trên da.

      13. Chống đái dầm: Phần lõi trái mãng cầu xiêm là món ăn tốt cho tẻ bị yếu bàng quang cũng như giúp ngừa tật đái dầm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Lưu ý khi ăn: Việc ăn nhiều mãng cầu xiêm nhiều năm hoặc nhiều tháng liên tục có nguy cơ hình thành bệnh Parkinson. Tốt nhất nên ăn có chừng mực và cách khoảng trong một thời gian.

     14. Tác dụng của Mãng cầu với sức khỏe: Có hai loại mãng cầu là mãng cầu xiêm, và mãng cầu dai (miền bắc gọi là na). Không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn rất nhiều công dụng khác cho sức khỏe.

     15. Tác dụng giải khát: Dùng mãng cầu xiêm làm các loại sinh tố, kem có tác dụng giải khát rất tốt. Mãng cầu xiêm khi chín, thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt chua, có tác dụng giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Nhất là khi được làm thành sinh tố, kem…

     - Bột quả xanh có thể làm vết thương nhanh lên da non; phơi khô rồi tán bột dùng chữa kiết lỵ và sốt rét.

     - Lá mãng cầu xiêm non nấu hãm uống buổi tối để làm dịu thần kinh vào những ngày nắng nóng. Tại nhiều nơi người ta dùng nước sắc lá mãng cầu để chữa tiêu chảy, ăn khó tiêu, làm trẻ em hạ sốt hoặc giã lá mãng cầu thành bột nhão đắp chữa vết chàm bội nhiễm. Ngoài ra, lá cây còn được dùng để chữa sốt rét và ngăn cơn tái phát (lấy 10 - 15 lá mãng cầu xiêm, giã vắt lấy nước cốt uống một lần, ngày uống 4 lần).

      - Rễ cây mãng cầu có công dụng như thuốc tẩy giun, vỏ rễ cây cũng được dùng làm thuốc giải độc. Hạt mãng cầu xiêm cũng có chất độc như hạt na được dùng làm thuốc sát trùng. Mãng cầu dai (quả na)

     16. Tác dụng làm se mặt vết thương, nước sắc trái xanh chữa bệnh lỵ, nước ép của trái chín được xem như một phương thuốc lợi tiểu, giúp chữa bệnh huyết niệu.

      - Tại Hà Lan, người dân lấy lá mãng cầu cho vào bao gối, hoặc khăn trải giường để hy vọng có một giấc ngủ ngon.

      - Nhai lá mãng cầu đắp lên vết thương hở hoặc vết mổ làm mất vết sẹo lồi. Lá mãng cầu giã thành bột nhão làm thuốc đắp chữa vết chàm bội nhiễm, thấp khớp. Nhựa lá mãng cầu non có tác dụng kích thích nhanh lên da non.

      - Trong mãng cầu dai có chứa nhiều đường, Canxi, Photpho, rất giàu các loại vitamin. Về mặt hương vị và về cả giá trị dinh dưỡng, mãng cầu dai xứng đáng được xếp vào loại trái cây nhiệt đới có giá trị. Theo các kết quả nghiên cứu, nước ép mãng cầu xiêm có thể tầm soát và tiêu diệt có chọn lọc các tế bào ác tính.

     17. Mãng cầu xiêm, liệu pháp chữa ung thư: Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ trái mãng cầu xiêm (sour sop) cho thấy: loại nước ép này là một liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàntoàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Nước ép này có thể tiêu diệt các tế bào của 12 loại ung thư như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư tuyến tụy. Làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư nhanh gấp 10 000 lần so với Adriamycin (một loại thuốc dùng trong liệu pháp hóa trị chữa ung thư). Nước ép này không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh

 

CÂY MÃNG CẦU TA - CÂY NA

 

Ảnh tham khảo 
  http://davicorp.vn/sites/default/files/images995366_1_na.jpg

 

A. ĐẠI CƯƠNG

     Tên khác: Na, Mãng cầu, Mãng cầu ta, Màng cầu dai

     Tên khoa học: Annona squamosa L., thuộc họ Na (Annonaceae).

     Mô tả: Na gốc ở quần đảo Angti, được đem vào trồng ở nước ta lấy quả ăn.      Cây cao 2-8m, vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, tròn, trắng. Lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc mốc ở phần dưới, hoàn toàn nhẵn, thường là mềm, dài 10cm, rộng 4cm, có 6-7 cặp gân phụ. Hoa nhỏ, màu xanh lục, mọc đối với lá, có cuống dài 2-3cm. Hoa thường rũ xuống, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa ngoài hẹp và dày, các cánh hoa ở trong rất hẹp hoặc thiếu hẳn, nhiều nhị và nhiều lá noãn. Quả mọng kép, màu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính 7-10cm, có từng múi, mỗi múi ứng với một lá noãn. Thịt quả trắng. Hạt đen có vỏ cứng. miền Bắc, quả na được phân thành hai loại là na daina bở dựa vào đặc tính của quả (sự liên kết giữa các múi với vỏ và giữa các múi với nhau). Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở. Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) được coi là "vựa na" lớn nhất cả nước, nơi này có 2 khu vực trồng na nổi tiếng: Na bở ở khu vực thị trấn Đồng Mỏ và Na dai khu vực Đồng Bành.

     Ở miền Nam có mãng cầu dai hay còn gọi là mãng cầu Cấp (mãng cầu Vũng Tàu). Mãng cầu dai chắc, nhiều thịt, ít hột, vỏ mỏng và ngọt hơn các loại mãng cầu khác. Những quả mãng cầu Cấp có vỏ xù xì, múi không đều, không mọng, nhưng có vị thơm và ngọt sắc

     Bộ phận dùng: Rễ, lá, quả, hạt.

     Thành phần hoá học: Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C. Trong lá có một alcaloid vô định hình, không có glucosid, lá xanh chứa 0,08% dầu. Hạt chứa 38,5-42% dầu, trong đó các acid béo (acid myristic, palmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỷ lệ lớn. Trong hạt có một alcaloid vô định hình gọi là anonain. Chất độc trong hạt và rễ là các glycerid và các acid có phân tử lớn. Lá, vỏ và rễ chứa acid hydrocyanic. Vỏ chứa anonain.

     Tính vị, tác dụng: Quả Na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng. Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng. Rễ cầm ỉa chảy.

     Công dụng: Quả Na dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát. Quả xanh dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Quả Na điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá Na dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ. Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy và trục giun.

 

B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ NA

 

     1. Bồi dưỡng sức khỏe: Quả na chín ăn 

     2. Đi lỵ ra nước không dứt: 10 quả Na ương (chín nửa chừng) lấy thịt ra, còn vỏ và hạt cho vào 2 bát nước, sắc còn một bát, ăn thịt quả và uống nước sắc.

     3. Nhọt ở vú: Quả Na điếc mài với dấm bôi nhiều lần.

     4. Sốt rét cơn lâu ngày: Vò một nắm lá (20-30g) giã nhỏ, chế thêm nước sôi vào vắt lấy một bát nước cốt, lọc qua vải, phơi sương, sáng hôm sau thêm tí rượu quấy uống trước lúc lên cơn hai giờ. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5-7 ngày.

     5. Mụn nhọt sưng tấy: Lá Na, lá Bồ công anh, cùng giã đắp.

     6. Giun đũa chòi lên ợ ra nước trong: Dùng một nắm rễ Na mọc về hướng Đông, rửa sạch, sao qua, sắc uống thì giun ra.

     7. Trừ chấy, rận: Giã nhỏ hạt lấy nước gội đầu hay ngâm quần áo. Để trừ chấy, giã nhỏ hạt Na trộn với rượu hoặc giấm mà vò vào đầu, xát vào chân tóc, bịt khăn lại, giữ 15 phút rồi gội đầu. Tránh không cho va vào mắt vì có độc.