Cây Bầu, Bầu đất

Cập nhật: 21/05/16 10:15

A. ĐẠI CƯƠNG

Tên khác: Bầu canh, Bầu nậm

Tên khoa học: Lagenaria ciceraria, Họ Bầu bí- Cucurbitaceae

Mô tả: Là loại dây leo có tua cuốn phân nhánh, phủ bởi nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng không xẻ thùy hay hơi xẻ thùy nông, hoa đơn tính cùng gốc to màu trắng, quả tròn, dài, hình trụ có thể đến 1m hoặc thắt co lại như bầu rượu, có lông, vỏ màu lục nhạt hay sẫm, hoặc có đốm trông giống như sao, khi già thì vỏ quả ngoài hóa gỗ (dùng để đựng rượu, đựng nước hoặc làm dụng cụ như đàn bầu).

     Cây bầu gốc ở châu Mỹ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, bầu được trồng khắp nơi làm rau ăn mùa hè. Dân gian có câu “Râu Tôm nấu với ruột Bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”

Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Thành phần hóa học của 100 quả tươi có: 0,6g protein; 2,9g glucid, calcium; 25mg Photphor; 0,2mg Sắt và các vitamin: 0,02mg Caroten; 0,02mg vitamin B1; 0,03mg vitamin B2, 0,4mg vitamin PP; 12mg vitamin C. 100g. Bầu cung cấp 14 calo.

Bộ phận dùng:

+ Quả dùng để nấu, xào, luộc ăn. Cũng có thể thái thành từng miếng, phơi khô ăn dần.

+ Lá: Làm thức ăn chống đói.

+ Tua cuốn và hoa bầu: Giải độc.

+ Hạt: Chữa lợi răng sưng đau. 

Tính vị:

+ Quả: Ngọt, tính hơi lạnh.

+ Lá: Ngọt, tính bình.

 

Tác dụng:

+ Quả: Thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, hoạt tràng, lợi tiểu tiện.

Chủ trị:

+ Quả: Trị tâm nhiệt, phiền khát; Tiêu khát, đái nhiều, đái tháo; Máu nóng sinh mụn lở.

+ Lá: Làm thức ăn chống đói.

+ Tua cuốn và hoa Bầu: Giải thai độc; Nấu nước tắm cho TE đề phòng bệnh đậu sởi, lở ngứa.

+ Hạt Bầu: Chữa lợi răng sưng đau, răng lung lay, tụt lợi.

B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ BẦU

1. Trị đái rắt, phù nề, tiêu khát đái nhiều, đái tháo

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Thịt Bầu

Tùy dùng

 

 

* Sắc uống, nấu ăn.

2. Phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tua cuốn và hoa

Tùy dùng

 

 

* Sắc, lấy nước tắm gội.

3. Chữa lợi răng sưng đau, tụt lợi răng lộ ra 

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Hạt bầu

20

Ngưu tất

20

* Sắc dặc, lấy nước ngậm và súc miệng.

 


BẦU ĐẤT


   

A. ĐẠI CƯƠNG

Tên khác: Kim thất (miền Nam), Rau lùi, Rau bầu đất, Khảm khon (Tày).

Tên khoa học: Gynura procumbens Merr - Gynura sarmentosa DC, thuộc Họ Cúc - Arteraceae.

Mô tả: Bầu đất mọc bò và hơi leo, cao đến 1m, mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, giòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở gân. Cụm hoa ở ngọn cây gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống màu vàng. Quả bế mang một mào lông trắng ở đỉnh.

     Bầu đất phân bố ở nhiều nước châu Á như Ấn độ, Inđônêxia, Thái lan, Philippine và Việt nam. Bầu đất là loại rau mọc hoang, nhưng cũng thường được trồng ở nhiều nơi làm rau ăn và làm thuốc.

Bộ phận dùng: Lá và ngọn non nấu canh cua. Phơi toàn cây để dùng dần và làm thuốc.

Tính vị: Ngọt, mát

Quy kinh: Thận, BQ

Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp, lợi niệu, thông lâm

Chủ trị:

+ Sốt phát ban, Sởi (ở Campuchia dùng thân và lá Bầu đất kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt giải độc khác).

+ Lỵ tật (ở Malaixia, dùng Lá trộn Dầu, Giấm ăn).

+ Viêm thận, đau thận (Inđônêxia)

B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ BẦU ĐẤT

1. Trị đái són, vãi đái, đái buốt, TE đái dầm và ra mồ hôi trộm

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bầu đất

80

 

 

* Nấu canh ăn hoặc sắc uống.

2. Trị Phụ nữ bị viêm BQ mạn tính, khí hư, bạch đới

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Bầu đất

Tùy dùng

 

 

* Sắc uống với bột Tam thất+Ý dĩ nhân (12-16g/lần, ngày 02 lần).

3. Chữa lỵ tật

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá Bầu đất

Tùy dùng

Giấm

Vừa đủ

Dầu ăn

Vừa đủ

 

 

* Trộn ăn.

4. Trị Sốt phát ban, Sởi

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá, thân Bầu đất

Tùy dùng

Bạc hà (cho sau)

04

Thăng ma

06

Kim ngân hoa

12

Cát căn

12

Xác ve sầu

02

Xích thược

12

Ngưu bàng tử

12

Kinh giới tuệ

06

 

 

* Sắc uống.