Cây bụp giấm

Cập nhật: 05/04/16 22:07

CÂY BỤP GIẤM

   
 

 

                        NCVCC.LYĐKQG. BÙI ĐẮC SÁNG

                        Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Ba Đình

A. ĐẠI CƯƠNG

Tên khác: Rau chua (gốc Tây Phi), Cây quí mầu

Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L. thuộc họ Bông - Malvaceae

Mô tả: Cây sống một năm, cao 1.5-2m, phân nhánh gần gốc, bóng, màu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách gần như không cuống. Đài hợp, có lông nhỏ, phiến nhọn đều, nửa dưới màu tím nhạt. Tràng màu vàng, hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông nhỏ, mang đài màu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Ra hoa từ tháng 7-10.

     Bụp giấm tuy là cây nhập ngoại nhưng rất thích hợp với vùng đồi núi Việt nam (đất tận dụng) mà nơi đó trồng cây khác kém hiệu quả. Cây dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mãnh liệt, lại mang lại nhiều lợi ích, mở ra một tiềm năng lớn trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Theo nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong cây Bụp giấm (cây Quí mầu) chứa rất nhiều polysaccharid trong chất nhầy (có ở tất cả trong các bộ phận của cây, đặc biệt trong đài hoa). Chất HIB-3 là một polysaccharid có khả năng ức chế tế bào ung thư và giảm cholesterol trong máu do đó ngăn ngừa và hạn chế được béo phì. Hai hợp chất plavonoid và cyanidin cũng có hàm lượng cao trong cây này, có thể chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch máu, giúp điều trị các bệnh tim mạch và phòng chống ung thư. Các vitamin C, A và nhóm B, E, cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng được tìm thấy trong cây này. Một số nhà nghiên cứu đã xác định được tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự hình thành sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hóa, chống mệt mỏi của cây Bụp giấm.

- Trong cây Bụp giấm giầu anthocyanidin, cũng như axit protocatechuic.

- Lá: Giàu axít (axit citric, axit malic, axit tartric và axit hibiscus tan trong nước…) và protein. Các chất này có tính kháng sinh rất tốt.

- Hoa: Có một chất màu vàng là flavonol glucosid hibiscitrin, gossypitrin và sabdacitrin.

- Quả khô: Chứa Oxalat Ca, gossypitrin, anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Viamin C.

- Hạt: Chứa 7,6% nước; 22,3% dầu, 24% protein; 13,5% chất xơ; 7% chất khoáng. Hạt chứa chất chống oxy hóa tan trong lipid, đặc biệt là  gamma-tocophenol. Dầu hạt có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da; chứa vitamin và chất béo không no nên có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người ăn kiêng.

Bộ phận dùng: Lá, Hạt, Đài hoa, Rễ.

Tính vị: Chua, mát

Quy kinh: Can, Đởm, Thận

 

B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ BỤP GIẤM 

1. Lá có vị chua dùng làm rau ăn, mát máu, lợi niệu, an thần.

Bài 1. Dùng ở Việt nam

        Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá non Bụp dấm

Tùy dùng

Cá, thịt Gà, Lợn

Đủ dùng

* Nấu canh chua ăn.

Bài 2. Dùng ở Nam Âu

        Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá Bụp dấm

Tùy dùng

Đủ dùng

* Nấu súp Cá ăn.

Bài 3. Dùng ở Miến Điện

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá Bụp dấm

Tùy dùng

Tôm

Đủ dùng

* Nấu cari chua, xào tỏi, nấu canh tôm ăn.

Bài 4. Dùng ở Ấn Độ

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá Bụp dấm

Tùy dùng

Cá, thịt Gà, Lợn

Đủ dùng

* Nấu canh ăn.

2. Đài hoa dùng làm thực phẩm (có vị chua làm gia vị thay giấm, dùng chế nước giải khát, làm mứt, chế si rô hoặc phơi khô nấu nước uống).

2.1. Làm mầu thực phẩm:

- Sử dụng ở Mỹ và châu Âu làm mầu thực phẩm, nên được gọi là “cây quí mầu”.

- Sử dụng ở Pháp làm xi rô.

2.2. Đài hoa dùng làm mứt ở Senegal và ở Australia (có mùi vị như mứt Mận).

2.3. Dịch ép từ đài hoa Bụp giấm dùng làm thạch

- Làm thạch ở vùng Caribean

- Dùng để bảo quản trái cây.

3. Dịch ép từ đài hoa dùng làm nước giải khát (Nước hãm Đài hoa chứa nhiều axit hữu cơ, ích gan mật, giúp tiêu hóa, lợi niệu, lọc máu, giảm huyết áp, kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn, nhuận tràng. Chữa các bệnh về mật, tim, thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch).

- Ở châu Phi làm trà thảo dược.

- Ở Nigeria dùng làm nước giải khát “SOBO”, ở vùng Caribean (làm nước giải khát có lợi cho sức khỏe), Mexico (giải khát chống rám nắng).

- Ở một số vùng khác làm thức uống trong dịp lễ Giáng sinh.

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Dịch ép đài hoa Bụp dấm

Đủ dùng

Nước Gừng

Vừa đủ

Rượu Rum

Vừa đủ

 

 

* Làm nước uống (có thể thay Rượu vang).

- Ở Mỹ, Anh dùng dạng trà túi lọc để hãm uống.

- Ở Italy kết hợp làm Bia uống.

- Ở Thái lan làm nước uống dã rượu và giảm mỡ máu.

- Ở Úc được chế thành xi rô uống khi ăn pho mat Dê và thịt nướng, cũng có thể pha với rượu Sâm banh uống.

4. Lá Bụp giấm phơi hoặc sấy khô để làm trà

- Ở Đông Phi, dùng uống để trị ho.

- Ở châu Âu và Mỹ nhập khẩu để làm trà uống hàng ngày.

- Ở Malayxia, Indonexia thường xuyên dùng trà này.

5. Lá trị bệnh Scorbut (hoại huyết) (dùng như chất thơm, cùng với Đài hoa và Quả):

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá Bụp giấm

Tùy dùng

Quả Bụp giấm

Tùy dùng

Hoa Bụp giấm

Tùy dùng

 

 

* Sắc uống.

- Ở Đông Phi, dùng kết hợp để cải thiện bệnh túi mật:

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá Bụp giấm

Tùy dùng

Đài hoa Bụp giấm

Tùy dùng

Muối

Vừa đủ

Tiêu

Vừa đủ

* Sắc uống.

- Ở Thái lan, dùng lá phơi khô chữa sỏi thận, lá và cành chữa ho.

- Ở Malayxia, dùng lá phòng trị ung thư.

6. Hoa

- Ở Brazil , dùng để đắp vết thương (nứt, đứt, loét), làm vết thương mau lành

- Ở Ấn Độ, dùng làm thuốc hạ huyết áp và trị khó tiêu hóa, khó tiểu tiện, đái rắt (lâm chứng).

- Ở Nam Mỹ và châu Phi dùng điều trị HA cao và viêm đường tiết niệu.

7. Hạt

- Dầu ép từ hạt Bụp giấm có tác dụng kháng sinh đối với một số loại vi khuẩn và tác dụng kháng nấm trên một số loài nấm.

- Ở Myama, chữa suy nhược cơ thể.

- Ở Thái lan, làm thuốc bổ dạ dày.

- Ở Đài loan, làm thuốc nhuận tràng và kích thích tiêu hóa.

8. Rễ cây: Ở Philippines, sử dụng làm thuốc bổ và kích thích tiêu hóa.

9. Toàn cây chữa HA cao

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Toàn cây

10

 

 

* Sắc uống.

10. Tốt cho người cao huyết áp, hạ đường huyết

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Đài hoa Bụp giấm khô

02

 

 

* Sắc uống hoặc hãm uống thay trà.

11. Giảm men gan (ALS, AST), bảo vệ gan

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Trà Đài hoa Bụp giấm

10 (tươi)

Xiro Đài hoa

200mg/kg

* Sắc uống hoặc pha uống hàng ngày.

12. Tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, ngừa cảm cúm, hạn chế vi rút, vi khuẩn tấn công (nhờ hàm lượng vitamin C cao trong Đài hoa Bụp giấm).

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Trà Đài hoa Bụp giấm

10 (tươi)

Xiro Đài hoa

200mg/kg

* Sắc uống.

13. Chống béo phì

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Trà Đài hoa Bụp giấm

10 (tươi)

 

 

* Pha uống sau ăn.

 

14. Cách ngâm Đài hoa Bụp giấm

-  Hoa mua về chỉ lấy cánh đài hoa màu đỏ, bỏ phần lõi ở giữa (01kg đài hoa tươi chỉ được 0,5kg cánh đài hoa tươi).

- Nhặt xong rửa sạch, tráng cẩn thận bằng nước đun sôi để nguội.

- Cho ra rổ để ráo hết nước.

- Cho vào lọ thủy tinh (đã lau sạch khô), cứ một lớp cánh đài hoa rắc một lớp đường (tỷ lệ 1,3kg Đường/1kg Cánh Đài hoa tươi, cũng có thể nhiều đường hơn tùy thích), tuyệt đối không để dính nước lã vào.

- Đậy kín bình, sau 03 ngày là nước xi rô đã khá đậm. Sau hai tuần đã có thể dùng được.

 

C. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BỤP GIẤM

 

     1. Liều dùng tối đa: không quá 4g Đài hoa Bụp giấm khô/ngày(8-12g tươi), nếu dùng quá nhiều có thể gây độc hại.

     2. Không chế biến ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài vì hoạt chất chính anthocyanin dễ bị phân hủy.

     3. Lượng trà nên chia uống làm nhiều lần trong ngày, không uống số lượng lớn tập trung vào một lần.

     4. Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng.

     5. Thận trọng khi dùng chung với các loại thuốc khác (trà Bụp giấm có thể làm giảm 62% nồng độ diclophenac huyết thanh, giảm tác dụng giảm đau của paracetamol).

     6. Mặc dù Bụp giấm có nhiều tác dụng hữu ích, nhưng hiệu quả sử dụng còn phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, loại bệnh.

     7. Nên chọn mua các chế phẩm có xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ sử dụng trên bao bì và tham khảo ý kiến của thầy thuốc, đặc biệt khi đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh cấp và mạn tính khác.