Herba Centellae asiaticae
Tinh tuyết thảo
Toàn cây tươi hoặc phơi khô của cây Rau má (Centella asiatica Urb.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Mô tả
Rau
má là loại cỏ mọc bò, có rễ ở các mấu. Lá hình mắt chim, khía tai bèo,
rộng 2 - 4 cm, cuống lá dài 2 - 4 cm ở những nhánh mang hoa và 8 - 12 cm
ở những nhánh thường. Cụm hoa ngắn, hình tán đơn, mọc ở nách lá, quả rủ
mọc đôi, dẹt, tròn, rộng 3-5mm, có cạnh dọc nhô lên và vân lưới nhỏ rõ
rệt, cuống quả rất ngắn.
Dược
liệu khô thường cuộn lại thành khối. Rễ dài 2 - 4 cm, đường kính 1 -
1,5 mm; mặt ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc màu vàng xám. Thân dài nhỏ,
cong queo, màu vàng nâu, có vân nhăn dọc, trên mấu thường thấy rễ. Phiến
lá có nhiều vết nhăn rách, đường kính 1 - 4 cm, màu lục xám, cạnh có
răng thô. Cuống lá dài 3 - 6 cm, cong queo. Mùi nhẹ, vị nhạt.
Chế biến:
Hái toàn cây, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô, khi dùng cắt đoạn.
Bảo quản: Để nơi khô.
Tính vị, quy kinh: Khổ, tân, hàn. Vào các kinh can, tỳ, thận.
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 30 - 40 g Rau má tươi, vò nát, lấy nước hoặc sắc uống. Dùng dược liệu khô, ngày 15 - 30 g. Dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Dùng dược liệu tươi, giã nát, đắp chữa vết thương do ngã, gãy xương, bong gân và làm tan ung nhọt, lượng thích hợp.
Một số bài thuốc kinh nghiệm Dân gian
1. Toa căn bản: (phương thuốc phổ biến vào năm 1950 ở miền Ðông Nam Bộ):
Rau má: 8g
Rễ cỏ tranh: 8g
Cỏ mần trầu: 8g
Cỏ nhọ nồi: 8g
Cam thảo nam: 8g
|
Ké đầu ngựa: 8g
Lá muồng trâu: 4g
Củ sả: 4g
Vỏ quýt: 4g
Gừng tươi: 2g
|
Tất
cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày. Thuốc điều hòa
cơ thể với 6 tác dụng chính là nhuận gan, nhuận tiểu, nhuận tràng, nhuận
huyết, giải độc và kích thích tiêu hóa.
2. Khi bị sốt nóng:
nhức đầu, rôm sảy, mụn nhọt, kiết lỵ ra máu, lấy rau má (30g) để tươi,
rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hòa 10g bột
sắn dây, thêm đường, uống.
3. Cảm sốt:
Rau má 30g phối hợp với rau sam 30g, rễ sắn dây 20g, thái nhỏ, phơi
khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần trong ngày chữa cảm
sốt, khát nước, đi đái nước tiểu đỏ, mẩn ngứa, táo bón. Trong trường hợp
bị đái rắt, đái buốt, đái ra máu, có thể dùng rau má 40g, nõn tre 40g
để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống.
4. Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói: Có thể làm
thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng
làm lương khô mang theo khi đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm.
Bột củ mài: 14g
Rau má: 14g
|
Lá dâu tầm: 14g
Mè đen: 14g
|
Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn.
5. Thoái nhiệt đơn: Có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh.
Rau má: 12g
Hoạt thạch: 15g
Sắn dây: 12g
|
Sài hồ: 10g
Thạch cao: 6g
Cam thảo: 4g
|
Cách dùng: Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê.
6. Thuốc hạ huyết áp:
Rễ nhàu: 16g
Rễ kiến cò: 12g
Lá tre: l2g
Rễ tranh: 12g
|
Rễ cỏ xước: 12g
Rau má: 16g
Lá dâu: 12g
|
Sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày.
7. Sốt xuất huyết:
Rau má: 20g
Cỏ mực: 16g
|
Rau sam: 16g
Đậu đen: 16g
|
Cách dùng: Sắc đặc 3 bát lấy 1 uống nóng ngày 2 lần.
8. Nước ép rau má:
Nước
ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước
ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người,
mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau má mua về rửa
sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác.
Thêm vào một ít đường cho dễ uống.
Lưu ý: Rau
má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi
tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Khi dùng nên kèm theo một vài lát gừng
sống.