Y HỌC CỔ TRUYỀN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH THIẾU MÁU KHÔNG TÁI TẠO

Cập nhật: 16/06/21 20:25

 

Y HỌC CỔ TRUYỀN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ

BỆNH THIẾU MÁU KHÔNG TÁI TẠO

I-Đại cương:

Từ ngàn xưa Y học cổ truyền đã có nhiều kinh nghiêm chẩn trị bệnh thiếu máu không tái tạo.Tù xưa các  cụ xưa đã chia ra bệnh thiếu máu không tái tạo có 7 loại và nguyên nhân khác nhau.

1-Do khí huyết lưỡng khuy và can thận âm hư.

2-Do độc tà xâm nhập làm tổn thương tạng phủ.

3-Do khí huyến hư nhược.

4-Do tỳ thận hư tổn,khí huyết không đủ.

5-Do tỳ thận hư tổn.

6-Do tỳ thận dương hư.

7-Do khí huyết hư tổn và âm dường đều hư.

   Trọng mỗi thể đều có những biểu hiện lâm sàng điển hình. Từ đó Thày thuốc căn cứ vào hiện tượng lâm sàng để đưa ra những phương thuốc cụ thể, điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

   Trong bài báo cáo này Tôi xin phép trình bầy kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu không tái tạo,(đã có hiệu quả) :Do độc tà xâm nhập làm tổn thương tạng phủ;Mà Y học hiện đại có bệnh danh là:

Hội chứng loạn sàn tủy xương”Một ca bệnh điển hình.

 

II-Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu không tái tạo bằng Y học cổ truyền.

Bệnh thiếu máu không tái tạo Do độc tà xâm nhập làm tổn thương tạng phủ.

A-Những biểu hiện lâm sàng điển hình:

Bệnh nhân Phạm Văn Bình sinh năm 1953 tại 8B phố Lê Ngọc Hân,quận Hai Bà Trưng,Hà nội.Nay trú tại số 58 ngõ 93 phố Nghĩa dùng,quận Ba đình Hà nội,điện thoại:0904 581 290.

Bệnh nhân mắc bệnh từ lâu.Đã điều trị 4 năm tại Viện huyết học trung ương.

Bệnh nhân đến khám tại Y DƯỢC THIỆN TÂM tháng 6 năm 2019.Khi đó bệnh nhân thường sốt khoảng 37,5 độ C đến 38 độ C.có khí sốt tới 39,5 độ C Sắc mặt xanh xao,môi nhợt,nhưng lưỡi đ lưỡi rêu vàng vái nốt ứ huyết.Thể hiện thiếu máu nặng.Thể trạng đã giảm đi 10kg.Đau đầu chóng mắt.Bàn tay chân nóng hầm hập,Hồi hộp vã mồ hôi. Miệng khô khát nước.Đau nhức trong xương.Cứ 15 ngày phải vào viện điều tri và truyền khoảng 1 lít đến 1,5 lít máu, cứ như vậy kéo dài 4 năm.Kèm theo xơ gan độ 4.Lách và gan đã sưng.Đau lưng,răng lung lay, có dấu hiệu suy thận.Mệt mỏi,chân tay yêu run tay chân. Viêm khớp và bệnh goude.

Trong tủy xương đã có 7% tế bào lạ (Thời kỳ đầu của hội chứng Loxomi –Ung thư máu mới xuất hiện nên có sốt cao và thiếu hồng cầu).

+Bệnh nhân uống quá nhiều rượu,hút thuốc lá.Nghề nghiệp thường tiếp xúc với hóa chất độc hại lâu năm. (Có hồ sơ đính kèm)

 

 

 

B-Những thảo dược dùng trong quá trình điều trị:

1- Bạch truật              2-Bạch thượ              3-Đảng sâm        4-Chích thảo         

5-Cốc nha                    6-Đai thanh diệp       7-Địa cốt bì         8-Đơn bì             

9-Đương quy               10-Đỗ trọng                 11-Hà thủ ô         12-Lộc giac giao

13-Mạch môn đông    14-Mao căn                15-Nữ trinh tử    16-Phục linh     

17-Pháp bán hạ          18-Quảng mộc hương 19-Quán chúng   20-Sa nhân             

21-Sài hồ                    22-Sinh địa du             23- Sinh đia        24-Sơn dược          

25-Thái tử sâm           26-Thần khúc              27-Thăng ma      28-Thục đia      

29-Trần bì                   30-Xích thược             31-Sài hồ            32-Thỏ ti tử

33-Ba kích nhục

Tùy thuộc từng diễn biến của bệnh lý mà dùng từng loại thảo dược nêu trên để đưa ra bài thuốc đối pháp lập phương trong điều trị.

Từ biểu hiện lâm sàng trên pháp điều trị cần phải:

Dưỡng âm,thanh nhiệt,giải độc,phù chính, bổ can thận.

Trước hiện tượng độc tà xâm nhập cơ thể,làm tổn thương đến tạng phủ;Cho nên ta cần phải phục hồi chức năng làm việc cân bằng giữa các tạng phủ.

Cụ thể là:

+Phục hồi chức năng làm việc của tỳ,vị.Để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.

+Phục hồi chức năng làm việc của tâm can.Để tạo huyết  và tàng huyết.

+Phục hồi chức năng của Phế thận.Để tăng cường tinh khí.

+Phục hồi chức năng của tủy xương để tạo tinh huyết,tạo tế bào non.

 

Bài thuốc đối pháp lập phương:(Đây là bài thuốc cơ bản điều trị bệnh này)

1-Đẳng sâm               20g      2-Sinh địa du        20g        3-Bạch thược     15g

4-Mạch môn đông     10g      5-Hoài sơn            30g        6-Hà thủ ô          60g

7-Đỗ trọng                 15g       8-Đại thanh diệp  20g        9-Quán chúng    15g

10-Lộc giác giao        20g     11-Trần bì               10g      12-Nữ trinh tử    15g

13-Thái tử sâm          30g     14-Thăng ma            9g      15-Đơn bì              15g

16-Hạn liên thảo       15g     17-Bạch truật          15g     18-Đương quy       15g

 

Phân tích công dụng của các dược liêu

 

TT

Tên dược liệu

Trọng lượng

Tinh vị quy kinh và công dụng

1

Đẳng sâm              

20

Vị ngọt,tính bình.Đi vào kinh phế tỳ.Tác dụng bổ tỳ vị,ích khí,sinh tân dịch,chỉ khát.TRị chứng mỏi mệt,tỳ hư,thiếu máu.

2

Sinh địa du       

20

Vị đắng chát,tính hơi hàn.Đi vào kinh Can thận đại tràng.Tác dụng cầm huyết,mát huyết.Tri thổ huyết.Huyết nhiệt.

3

Bạch thược    

15

Vị chua nhạt,hơi đắng.Đi vào kinh can tỳ phế

Tác dụng tả can hỏa,hòa tỳ vị.Trị đau nhức và giải khí nóng.

4

Mạch môn đông           

10g

Vị ngọt,hơi đắng tính mát.Đi vào kinh tâm, phế, vị.Tác dụng Thanh nhiêt,mát tim,nhuận phế.Bổ phổi,trị sốt khát nước và lợi tiểu.

5

Hoài sơn                  

30g

Vị ngọt.Tính bình.Đi vào kinh tỳ,vị,phế,thận.

Tác dụng bổ phế thận,làm mạnh tỳ vị.Bổ ngũ tạng.Mạnh gân xương.Trị chóng mặt đau lưng

6

Hà thủ ô         

60g

Vị đắng.Tính mát.Tác dụng bồi bổ cơ thể.

Chữa bệnh thiếu máu,Suy nhược thần kinh,đau lưng mỏi gối và tiêu độc.

7

Đỗ trọng                      

15g

Vị ngọt,đắng,hơi cay tính hơi ôn,Đi vào kinh can thận.Tác dụng bổ gan thận-Mạnh gân cốt.Trị đau lưng mỏi gối.

8

Đại thanh diệp         

20g

Vị đắng, tính hàn.Đi vào kinh tâm vị,Tác dụng thanh nhiệt.lương huyết.Trị cốt trưng,Trị sốt,nhức mỏi.

9

Quán chúng   

15g

Vị đắng, tính hơi hàn.Đi vào kinh can vị.Tác dụng thanh nhiệt,hoạt huyết,tán ứ,cầm máu giải độc,sát khuẩn.Đau nhức trong xương.Sát khuẩn.Gải độc tà nhiệt.

10

Lộc giác giao           

20g

Vị mặn tính ôn.Đi vào kinh can,thận,tâm,tâm bào.Tác dụng tán ứ,hoạt huyết,ích khí bổ huyết.Làm cơ thể cường tráng.Củng cố mạnh tủy xương.

11

Trần bì                   

10g

Vị đắng the,mùi thơm.Tính ấm.Đi vào kinh tỳ phế.Tác dụng khai vị tiêu đờm.Tác dụng trị ho tiêu đờm,lợi tiểu,tiêu thực,giải độc.

12

Nữ trinh tử    

15g

Vị ngọt. Tính mát.Đi vào kinh can thận.Tác dụng.Tác dụng bổ gan thận.An ngũ tạng.

Mạnh lưng gối.Thanh nhiết.Trị lưng gối mỏi yếu.răng lung lay,thận âm hư,hoa mắt chóng mặt,choáng váng.

13

Thái tử sâm            

30g

Vi ngọt,hơi đắng.Tính hơi hàn.Đi vào kinh tâm,tỳ,phế.Tác dụng trị tỳ hư.Tim hồi hộp ra nhiều mồ hôi.Ích khí kiện tỳ.Trị cơ thể suy nhược.Bổ tỳ thổ.Đại bổ nguyên khí.

14

Thăng ma                

9g

Vị ngọt,đắng.Tính bình hơi độc.Đi vào kinh phế, tỳ ,vị,đại tràng.Tác dụng giải độc.Trị sốt nhức đầu

15

Đơn bì             

15g

Vị ngọt nhạt,hơi the,có mùi thơm.Tính bình.Đi vào kinh tâm,can,thận,tâm bào.Tác dụng thanh nhiệt,hạ sốt,mát huyết,hoạt huyết giảm đau.Trị nhức đầu,đau lưng, đau khớp.

16

Hạn liên thảo           

15g

Vị mặn,hơi chua chát.Tính mát.Đi vào kinh can thận.Tác dụng bổ thận,mạnh xương,làm mát huyết,cầm mau,giải độc.Làm thuốc bổ máu,cầm máu và giải độc

17

Bạch truật             

15g

Vị ngọt,hơi đắng,mùi thơm.Tính ấm.Đi vào kinh tỳ vị.Tác dụng bổ tỳ vị,trừ thấp nhiệt,

Sinh tân dịch.Trị sốt vã mồ hôi.bổ máu.

18

Đương quy      

15g

Vị ngọt,the,hơi đắng,mùi thơm .Tính binh.Đi vào kinh tâm, can,tỳ.Tác dụng bổ huyết,ích lợi gan,thông huyết,dưỡng gân.Làm thuốc bổ máu khi chân tay đau nhức.

19

Sài hồ Bắc     

10g

Vị đắng,mùi thơm.Tính mát.Đi vào kinh can, đởm, tâm bào,tam tiêu.Tác dụng hạ nhiệt,giải cảm,thông khí,nhuận gan.Trị bệnh sốt cao,nhức đầu, chóng mặt.