CÂY VỌNG CÁCH, THUỐC QUÍ CHỮA BỆNH GAN MẬT

Cập nhật: 23/04/19 18:38

CÂY VỌNG CÁCH,

THUỐC QUÍ CHỮA BỆNH GAN MẬT

 

                                   NHÀ KHOA HỌC. TTCĐ. LYĐKQG. BÙI ĐẮC SÁNG

                                     Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà nội

 

     Vọng cách là một loại cây quen thuộc tại các vùng quê Việt Nam, nhất là đối với “dân nhậu”. Loại lá cây này không thể thiếu khi ăn các món như gỏi cá, tôm, nem sống. Đó là tác dụng mà ai cũng biết đến ở cây vọng cách. Tuy nhiên, còn có một tác dụng tuyệt vời của loại cây này đối với bệnh gan mà nhiều người chưa biết đến.

LÁ VỌNG CÁCH VỚI BỆNH GAN

https://www.dieutriviemgan.com/wp-content/uploads/2014/07/la-vong-cach-voi-benh-gan-2-1.jpg quả cây vọng cách

 

A. ĐẠI CƯƠNG

Tên khác: Cách, Cách biển, Lá cách, lộc cách, Bọng cách, Cây nhội, Xạ vàng (Mường, Hòa Bình).

Tên khoa học: Premna serratifolia (là loài cây thường xanh) thuộc họ Hoa môi, được Carl von Linné mô tả năm 1771.

Cây bụi lớn cao tới 7m, phân nhánh nhiều, mọc thẳng đứng, hiếm khi leo, có thể có gai. Lá đơn nguyên, mọc đối chữ thập. Có hình dạng và màu sắc rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, hơi bất xứng, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16 cm, rộng 12 cm hay hơn, rìa lá nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Lá non có màu xanh nhạt, khi già màu xanh đậm. Hoa mọc ở đầu cành, hoa tự ngù, kích thước hoa nhở, màu trắng xám. Quả hình trứng, màu đen khi chín, rộng cỡ 3–4 mm, có 4 ô, mỗi ô chứa một hạt. Mùa hoa quả từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, khi cây có hoa thường thu hút nhiều côn trùng ong bướm.

Sinh thái và phân bố: Cây có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được vùng đất thường xuyên ngập nước mặn đến nước lợ và nước ngọt. Xuất hiện từ ven biển, đầm lầy đến ven suối, ven trảng rừng ở cao độ 0–300 m, nơi có ánh sáng toàn phần đến bóng râm một phần. Cây Vọng cách mọc hoang phân bổ từ miền Nam Trung Quốc tới Ấn Độ, khắp vùng Đông Nam Á, Úc và các đảo tây Thái Bình Dương. Vọng cách phân bố ở khắp các tỉnh thành, cây mọc hoang ở nhiều nơi nhất là các tỉnh miền núi nước ta, từ Bắc trí Nam ở đâu cũng thấy sự phân bố của cây thuốc này.

Bộ phận dùng: Dân gian thường dùng lá vọng cách để làm thuốc, ngoài ra nhiều nơi còn dùng cả vỏ, thân và rễ.

Cách chế biến và thu hái: Cây thu hái quanh năm, cách đơn giản nhất là hái lá, đem rửa sạch phơi khô làm thuốc.

Thành phần hóa học: Từ lâu các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về cây thuốc này và thấy trong cây có chứa 2 hoạt chất ancaloit là premnin và ganiarin.

Tính vị: Lá vọng cách có vị chát, tính bình, có công dụng thông tiểu tiện, giúp tăng cường tiêu hóa.

Cách chế biến và thu hái: Cây thu hái quanh năm, cách đơn giản nhất là hái lá, đem rửa sạch phơi khô làm thuốc.

Tác dụng: Vọng cách là một loại cây phổ biến ở nước ta, nhiều nhất là ở các vùng quê ở tỉnh Nam Định. Trong dân gian, lá vọng các không chỉ được dùng trong các bữa ăn mà người dân thường dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa, gan mật theo cách của mình. Bằng cách dùng trực tiếp lá tươi, nấu nước uống,… dân gian đã dùng loại lá này để chữa lỵ, tiểu tiện khó, tiêu hóa kém, viêm gan. Bên cạnh đó, rễ của cây cũng được tận dụng để chữa đau bụng, ăn không tiêu, sốt, chữa bệnh về gan, tiểu đường… 

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy lá cây vọng cách có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau trên mô hình thực nghiệm với chuột. Cao lỏng lá vọng cách làm giảm men gan ALT, biểu hiện tổn thương gan giảm. Kết quả này là những bằng chứng đầu tiên về tác dụng sinh học và khẳng định tác dụng chữa bệnh của cây vọng cách được thực hiện tại Việt Nam. Tác dụng của loại cây này cũng đã được khẳng định như dùng làm thuốc lợi sữa và chữa thấp khớp (Indonesia), dùng lá và rễ sắc nước uống hạ sốt (Malaysia). Ngoài ra, người Ấn độ thường dùng rễ vọng cách để nhuận tràng, lợi dạ dày, trợ tim, nước sắc cây non trị thấp khớp, đau dây thần kinh…

Chủ trị: Các bệnh về gan, viêm gan B, người dùng nhiều bia rượu; Viêm đại tràng, tiêu hóa kém; Điều trị tiêu chảy, lỵ; Trị bệnh sỏi thận; Điều trị phong tê thấp; Điều trị huyết áp thấp; Điều trị bệnh bướu giáp Basedo

 

B. LÀM GIA VỊ

 

Vọng cách được sử dụng làm rau gia vị trong ẩm thực, trong đó có thể kể đến các món sử dụng lá cách ăn sống (kèm một số loại lá khác, như lá sung, lá đinh lăng, lá điều, lá đào,, cù nèo, bông súng v.v.) như món gỏi cá, bánh xèo; các món om lá cách (lươn om lá cách); các món xào lá cách (với thịt gà, thịt rắn, lươn, ếch, thịt chuột v.v. ). Lá hơi hôi và hăng nhưng khi gặp nhiệt cao thì rất thơm và có tác dụng khử mùi tanh của thực phẩm, biến thực phẩm trở nên thơm ngon.

Lá vọng cách là một loại rau thường được dùng trong các bữa ăn của người Việt như làm rau để ăn gỏi cá, làm rau sống ăn nem, thịt ếch nấu lá vọng cách…. Lá vọng cách còn là một vị thuốc quý được dùng rất nhiều trong y học để điều trị nhiều chứng bệnh.

Trong Đông y lá cách có thể sử dụng phòng ngừa và chữa một số bệnh như bệnh gan, giúp thanh nhiệt, thông tiểu, hạ huyết áp, trị nhức mỏi, điều hòa kinh nguyệt.

Vọng cách có những tác dụng sau:

 

- Thanh nhiệt, giải độc: Nên dùng lá cách làm rau gia vị khi ăn các món chế biến từ thịt bò (đặc biệt là món thịt bò ướp tỏi nướng ăn nhiều bị nhiệt nóng, có thể gây dị ứng), nên dùng lá cách làm rau gia vị để giảm các tác dụng phụ đó.

- Thông tiểu, trừ sỏi thận: Các thuốc thông tiểu đều có khả năng tống những hòn sỏi nhỏ. Kết quả trị liệu tùy thuộc loại sỏi, thể tích và vị trí sỏi (việc này có thể thông qua siêu âm để xác định). Có thể dùng lá vọng cách làm thức ăn, nấu nước uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị.

- Hạ huyết áp (do lợi tiểu, giảm thể tích máu). Huyết áp cao có nhiều nguyên nhân: can hỏa vượng, tâm can hỏa hoặc thận hỏa. Những người cao huyết áp do lo lắng, tinh thần căng thẳng hoặc cáu gắt…nên uống thường ngày nước lá cách rất hợp lý vì lá cách có tác dụng thanh can nhiệt, hành khí hoạt huyết, giảm sức cản ngoại biên, giảm huyết áp.

- Chữa nhức mỏi: Nhờ tính hành khí hoạt huyết, nên người lớn tuổi nhức mỏi có thể uống nước sắc lá cách hoặc dùng lá cách làm rau ăn. Cũng có thể nấu canh Thịt heo + Lá cách + Hoàng kỳ để ăn.

- An thần: Dùng lá cách làm gia vị trong bữa cơm chay rất thích hợp.

 

C. BÀI THUỐC TỪ VỌNG CÁCH

Lá vọng cách là một vị thuốc quý được dùng trong y học để điều trị nhiều chứng bệnh.

1. Điều trị đi ngoài, kiết lỵ: Mỗi này lấy 10-15 lá tươi đem rửa sạch để ăn sống, chia 3 lần, mỗi lần dùng 5 lá tươi.

2. Điều trị bệnh gan, tăng cường chức năng gan: 

        Tên dược liệu

Lượng,g

        Tên dược liệu

Lượng,g

Lá vọng cách

10

Cà gai leo

20

* Tổng lượng:                              30 g

* Sắc với 01 lít nước uống trong ngày.

3. Chữa gan nhiễm mỡ, da vàng, kém ăn, đầy bụng:

        Tên dược liệu

Lượng,g

        Tên dược liệu

Lượng,g

Lá vọng cách

30

Trần bì

15

Sơn chi tử (lá dành dành)

20

Đậu đen

05

Cỏ mần trầu

10

Nhân trần

20

Râu ngô

10

 

 

* Tổng lượng:                            105 g

* Các vị trên sao vàng hạ thổ, đổ nước vừa phải, sắc uống ấm, trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Bệnh cấp tính uống 20 ngày; bệnh mạn tính uống 1-3 tháng.

Kiêng kỵ: Thịt chó, chuối tiêu, đường trắng, trứng, mỡ.

4. Điều trị bệnh đại tràng: 

        Tên dược liệu

Lượng,g

        Tên dược liệu

Lượng,g

Lá vọng cách

10

Lá khổ sâm

10

Bạch truật

10

 

 

* Tổng lượng:                              30 g

* Sắc uống hàng ngày.

5. Điều trị huyết áp thấp: Lấy 15g lá khô hãm nước uống trong ngày.

6. Điều trị bướu giáp Basedow.

6.1. Điều trị bướu giáp Basedow đơn thuần: 

        Tên dược liệu

Lượng,g

        Tên dược liệu

Lượng,g

Lá vọng cách

15

Xạ đen

20

Bạch hoa xà thiệt thảo

20

Ké đầu ngựa

15

* Tổng lượng:                              70 g

* Sắc với 1,5 lít nước uống trong ngày.

6.2. Chữa bướu giáp Basedow ác tính:

        Tên dược liệu

Lượng,g

        Tên dược liệu

Lượng,g

Lá vọng cách

 

Tang chi

 

Bạch hoa xà thiệt thảo

 

Ngũ gia bì

 

Lá đu đủ

 

Ô rô nước

 

* Tổng lượng:                  Lượng bằng nhau         

* Sắc uống.  

7. Lợi sữa: 

        Tên dược liệu

Lượng,g

        Tên dược liệu

Lượng,g

Lá vọng cách

10

Chè vằng

20

* Tổng lượng:                              30 g

* Hãm nước uống hàng ngày.

 

 

1