ĐÔNG Y HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

Cập nhật: 16/06/21 20:24

Chuyên Đề Khảo Cứu Y Thuật

 

ĐÔNG Y HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

 

                                         NHÀ KHOA HỌC. TTCĐ. LYĐKQG. BÙI ĐẮC SÁNG

                                  Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội

 

A. ĐẠI CƯƠNG

Biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch chân

 

     Suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới. Đây là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...

     Ở giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện đau chân, nặng chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường; Mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều; Chuột rút vào buổi tối, cảm giác bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Nhiều mạch máu nhỏ li ti (giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân). Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, lúc giãn, lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

     Giai đoạn tiến triển, bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm máu trên da...

     Giai đoạn biến chứng, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối (biến chứng của viêm tĩnh mạch nông huyết khối là thuyên tắc tĩnh mạch sâu đoạn gần, đoạn xa và thuyên tắc phổi), chảy máu nặng do giãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

     Bên cạnh các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng công nghệ và kĩ thuật tây y hiện đại như: phẫu thuật, chích xơ...thì đông y cũng có những bài thuốc rất quý có thể giúp chữa trị và ngăn ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả.

     Suy giãn tĩnh mạch chân hiện nay đang có số lượng người mắc bệnh không thua kém gì so với các căn bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt là bệnh diễn biến ngày càng phức tạp với đối tượng dần trẻ hóa và tỉ lệ người mắc bệnh mới lại tăng cao qua hàng năm. Bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ, những người thường xuyên phải làm việc 1 chỗ, đứng lâu hoặc ngồi quá lâu, các triệu chứng đi kèm của bệnh như: nặng chân, chuột rút, nhức chân...gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người mắc bệnh.

     Hiện nay, ngoài việc áp dụng các bài thuốc và phương pháp điều trị của Tây y, thì giãn tĩnh mạch chân cũng là căn bệnh có thể được điều trị bằng các loại thảo dược, bài thuốc Đông y. Điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp đông y hiện nay rất phổ biến với 2 cách cơ bản đó là dùng thuốc và không dùng thuốc.

- Đối với phương pháp không dùng thuốc thường áp dụng cho người mới phát hiện bệnh hoặc bị nhẹ với các cách như thay đổi thói quen sinh hoạt, không để tăng cân, thường xuyên tập luyện khí công, xoa bóp, bấm nguyệt cho chân để có tác dụng tốt cho bệnh nhân.

- Đối với biện pháp dùng thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân thì người bệnh sẽ được các thầy thuốc tư vấn, đưa ra những lời khuyên dựa trên triệu chứng của từng bệnh nhân để có thể sử dụng những liều thuốc, bài thuốc phù hợp với từng người. Bên cạnh đó cũng có những loại thuốc đã được chế sẵn dựa trên biểu hiện và mức độ bệnh chung của nhiều bệnh nhân để người dùng có thể dễ dàng tìm hiều và sử dụng.

 

B. ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

 

     Các loại thuốc thường dùng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng Đông y thường là các vị thuốc thảo dược có tác dụng bổ khí huyết như Huyền sâm, Hoàng kỳ...; tiếp đến là các vị thuốc hoạt huyết như Hồng hoa phòng chống đông máu, Đan sâm, Đương quy...; nhóm vị thuốc hành khí, thông mạch như Xuyên khung, vẩy Tê tê dùng cho bệnh nhân viêm tắc tĩnh mạch, ứ trệ mạch máu; nhóm vị thuốc cho bệnh nhân đã bắt đầu bị phù và củng cố thành mạch máu như Xích thược, Hạ khô thảo, Hoa hòe. Ngoài ra rễ cây Nhàu và trái Nhàu cũng là một loại thuốc rất tốt để điều trị giãn tĩnh mạch chân. Đây chính là những thành phần chính trong bài thuốc nổi tiếng của người xưa đó là Đào hồng tứ vật thang đã mang lại cho bệnh nhân rất nhiều tác dụng tích cực.

     Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh có cảm giác như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê chân, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm...

     Y học cổ truyền cho rằng, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là do huyết ứ, khí trệ (máu không lưu thông từ ngoại vi trở về tim). Bởi vậy, để điều trị căn bệnh này phải dùng liệu pháp hoạt huyết, hành khí, tán ứ kết hợp với bảo vệ thành mạch.

     Chúng tôi trân trọng giới thiệu Bài thuốc đã được nghiên cứu thực nghiệm này. Bài thuốc được trình bày chi tiết như sau.

 

ĐÀO HỒNG TỨ VẬT THANG GIA GIẢM

Tên dược liệu

Lượng,g

Chú giải

Sinh địa

16

Thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng

Thục địa

12

huyết, sinh tân

Đương qui

24

Bổ huyết, điều huyết, thông kinh

Xích thược

24

Hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh, lợi thấp,

Xuyên khung

16

kháng viêm, chỉ thống.

Đào nhân

16

 

Hồng hoa

16

Hành huyết, phá ứ, tan thũng

Đan sâm

24

Bổ hoạt huyết, trục ứ, sinh huyết mới

Hoàng kỳ

16

Hành khí, giúp lưu thông huyết, đẩy máu về tim

Hòe hoa

24

Làm chắc bền, chống xơ vữa thành mạch và phòng xuất huyết do có hàm lượng Rutin cao

Hạt Dẻ

32

Bổ thận khí, ích tràng vị, mạnh gân cốt,

Hạt Mít

32

bổ trung, ích khí, mạnh sức, nhẹ người

Nhàu (Rễ, Quả)

32

Nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu phù

Hạ khô thảo (Cải trời)

32

Thanh nhiệt, tán kết, tiêu huyết ứ, tán thũng

* Tổng lượng:                             316 g          

* Sắc uống ngày 01 thang (lượng 1/2)/ngày, uống liên tục trong 30 ngày. Hoặc tán mịn, hoàn viên, uống liên tục trong 03 tháng.

* Gia giảm:

+ Viêm tắc, sưng đau, tê bì, lở loét, gia: Xuyên sơn giáp 12g Bồ công anh 12g, Kim ngân hoa12g, Liên kiều 08g

+ Phù chân nhiều, gia Hạ khô thảo 32g, Nhàu (Rễ, Quả) 32g.

Tác dụng: Ích khí, bổ huyết, dưỡng hoạt huyết, phá ứ, tán kết, tán thũng.

Chủ trị: Suy giãn tĩnh mạch chi, viêm tắc tĩnh mạch chi

Cách dùng: Cho 1,5 lít nước sạch vào thang thuốc. Đun đến sôi sau đó đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn trong 45-60 phút. Chắt thu hồi được khoảng 0,5 lít thuốc. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút. Nhớ uống thuốc khi thuốc còn ấm. Nếu nguội hâm lại hoặc cho thêm chút nước sôi.

Kiêng kỵ: Trong thời gian uống thuốc, không ăn đồ cay nóng, kích thích (ớt, hạt tiêu, hành tỏi sống, bia rượu, thuốc lá, chè đặc, cà phê). 

 

Loi ich tuyet voi cua hat mit voi suc khoe va 'chuyen ay' hinh anh 1Kết quả hình ảnh cho hạt dẻ trùng khánh

 

                          Hạt Mít                            Hạt Dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng

 

Cây xuyên khung (Nguồn internet). Hòe hoa giúp làm bền vững thành mạch

 

Xuyên khung hành khí thông mạch            Hòe hoa bền vững thành mạch

 

C. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

     Trong thời gia vừa qua tại cơ sở Đông y “Phòng chẩn trị YHCT-Minh Đạo Y Gia Đường” (343 Đường Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội; GPHĐ số 210/SYT) có hỗ trợ điều trị cho 22 ca bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho kết quả như sau.

 

a. Cải thiện triệu chứng lâm sàng:

- Giảm sưng đau, tê bì sau 01 liệu trình (10 ngày) dùng thuốc.

- Đi lại nhẹ nhàng hơn sau 03 liệu trình (01 tháng) dùng thuốc.

 

b. Củng cố sức khỏe toàn thân:

- Đi bộ lên cầu thang được (đỡ nhức mỏi) sau 03 tháng dùng thuốc.

- Kết hợp châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt các triệu chứng nặng chân, nhức chân chuột rút...gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người bệnh được cải thiện hơn.

 

c. Đánh giá chung:

- Có 04 ca tiến triển rất chậm.

- Có 02 ca không kiên trì uống thuốc đầy đủ.

- Số còn lại (>70%) phục hồi tương đối tốt.

 

                                                                         Hà Nội, tháng 05 năm 2021