Bệnh sỏi mật và các bài thuốc kinh nghiệm chữa sỏi mật, sỏi thận

Cập nhật: 27/04/16 10:18

NCVCC. LYĐKQG. BÙI ĐẮC SÁNG, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Y Ba Đình, Hà Nội

A. Y HỌC HIỆN ĐẠI

 

1. Nguyên nhân

   Hình thành sỏi mật loại cholesterol và loại sắc tố mật như sau:

1.1. Sự hình thành sỏi mật loại Cholesterol: Vì một lý do nào đó làm cho các thành phần dịch mật thay đổi tỷ lệ: Mức độ Cholesterol tăng lên, mức độ chất làm tan (Muối mật-Lecithin) giảm xuống (như trên đã nói). Cholesterol có xu hướng kết tủa tạo lên những vi thể, tinh thể đó là những tiền đề cho sự hình thành sỏi mật. Người ta gọi dạng mật đó là dạng mật sỏi. Người ta cũng chứng minh gan chứ không phải túi mật là cơ quan sản xuất ra sỏi, còn tại sao gan lại tiết ra mật dạng sỏi như vậy đến nay vẫn chưa rõ. Người ta mới chỉ biết những yếu tố liên quan tới sự hình thành sỏi mật Cholesterol:

- Một là: 

+ Sự quá thừa cholesterol có vai trò của gan:

Sự bài tiết muối mật-Lecithin và cholesterol lúc đầu cả 3 chất đó bài tiết song song với nhau nhưng đến 1 thời điểm nào thì sự bài tiết Cholesterol giữ ở mức cao và giảm xuống chậm chạp, trong khi đó sự bài tiết muối mật-Lecithin tiếp tục tăng cao và giảm xuống nhanh hơn Choleslerol, như vậy sẽ tạo ra một thời kỳ bão hoà Cholesterol. Thời kỳ bão hoà sẽ đưa tới kết tủa Cholesterol.

+ Những trường hợp làm giảm bài tiết muối mật:

* Bệnh ở ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật.

* Béo: dự trữ muối mật giảm, bài tiết muối mật tăng nhanh nhưng không nhanh bài tiết Cholesterol.

* Thuốc: Oestrogen, tuổi cao cũng làm giảm bài tiết muối mật.

+ Những trường hợp làm tăng tổng hợp Cholesterol:

* Chế độ ăn giầu Calo làm tăng tổng hợp Cholesterol

* Thuốc Oestrogen, Cloflbrat cũng làm tăng tổng hợp Cholesterol

- Hai là: Túi mật tái hấp thu nước do đó làm cho Cholesterol được cô đặc hơn, mặt khác túi mật tiết ra Mueus, chất này có tác dụng làm cho Cholesterol và sắc tố mật dễ bị kết tủa.

1.2. Sự hình thành sỏi sắc tố mật: Việt Nam và các nước Đông nam Á hay gặp loại sỏi này: Trứng giun đũa hoặc vỏ xác giun làm “nhân” cho sắc tố mật và canxi bám vào trứng giun vì vỏ ngoài của trứng giun cứng, sần sùi như hình răng cưa (nhìn được dưới kính hiển vi). Giun đũa lên đường mật là yếu tố quan trọng tạo lên sỏi mật vì nó gây nhiễm khuẩn và tăng áp lực trong đường mật. Khi bám vào thành ống mật giun tạo lên những vết loét xước và sau đó là những chít hẹp xơ vòng ở những nhánh mật phân thuỳ gan. Phía trên vòng xơ ống mật giãn to, mật bị ứ đọng dần dần các yếu tố trên thúc đẩy sự hình thành sỏi mật.

 

2. Triệu chứng

   Đau hạ sườn phải, đau quặn, sốt, vàng da, rối loạn tiêu hóa, gan to và đau, nhẵn, mềm, túi mật có thể to, Murphy (dương tính). Nhờ siêu âm nhiều sỏi mật được phát hiện. Đau, sốt và vàng da là tam chứng Charcot tái phát nhiều lần.

 

3. Các xét nghiệm cần làm

- Công thức máu: bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, Bilirubin trực tiếp máu tăng, cholesterol máu, lipid máu tăng. Photphataza kiềm máu tăng, prothrombin giảm, thông tá tràng chất lượng mật giảm, có tinh thể cholesterol.

- Chụp đường mật khi bệnh nhân hết sốt, hết vàng da, thấy sỏi và đường mật giãn, siêu âm gan mật thấy sỏi và đường mật giãn.

 

3. Điều trị

3.1. Điều trị nội khoa: 

- Chế độ ăn:

+ Kiêng mỡ (nhất là mỡ động vật)

+ Ăn giảm Calo: 2.000 calo/24 giờ 

+ Uống các nước khoáng, Nhân trần, Actiso

- Kháng sinh:

Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ, nếu không có kháng sinh đồ dùng kháng sinh liều cao đánh nhanh, đánh mạnh, chọn 1,2 hoặc 3 trong các thuốc sau:

+ Colistin (viên nén 500.000 UI) liều 1 viên/10 kg x 7 ngày, liều cao có thể 12.000.000 đv/24giờ

+ Cephalosporin (viên nhộng 500mg) liều 2g/24giờ, nặng 2-3-4g/24giờ. 

+ Aminocid (nang trụ 0,25) liều 2- 4 lần x 125 - 250mg/24giờ. 

+ Ampixillin (viên 0,25) liều 4-8 viên/24giờ x 7-10 ngày.

+ Gentamyxin (ống 80m) liều 1- 2 ống/24giờ tiêm bắp. 

- Giãn cơ, giảm co thắt:

+ Atropin (ống 1/2mg) liều 1 ống/24giờ tiêm dýới da 

+ Spasmaverin (viên 0,04) liều 4 viên/24giờ x 5-10 ngày 

- Thuốc lợi mật:

+ Sunfat magie 3-5g/24giờ 

+ Siro Actiso 30ml/24giờ 

+ Sorbitol 5g x 2gói/24giờ 

- Các thuốc làm tan sỏi:

+ Chỉ định:

* Viên sỏi nhỏ dưới 2cm chưa bị can xi hoá, túi mật còn tốt.

* Bệnh nhân không thể mổ được 

* Đề phòng tái phát sau mổ 

+ Thuốc:

* Chenodesoxycholic axid (BD Chenodex viên 250mg, Chenar viên 200 mg chenofalkchenolite viên 250 mg) liều dùng: 12- 15mg/1kg/24giờ, dùng 6 - 24 tháng tới 3 năm. kết quả khỏi 50-70% (2/3 mất sỏi, 2/3 nhỏ lại)

* Urodesoxycholic (BD Delursan 250 mg, Usolvan 200 mg Destolit 150 mg). Liều 8-12 mg/kg/24giờ trong 6 tháng đến 3 năm. Kết quả tan sỏi 70-80% ít biến chứng.
+ Các thuốc tan sỏi có biến chứng: ỉa chảy, Enzym Transaminaza tăng.

3.2. Có thể điều trị theo phác đồ của “Hướng dẫn thực hành điều trị”của NXB Y học, tóm lược như sau:

- Chống đau: atropine, visceralgin, nospa… có thể phối hợp với nitroglycerin.

- Thuốc lợi tiểu: Actichaud, Sorbitol, Nhân trần.

- Kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Cephalosporin thế hệ 2,3. Aminosid: Gentamycin. Quinolon: Peflacin, Tavanic…

- Tan sỏi túi mật: các thuốc ăn mòn hoặc tán sỏi chenodesoxy cholic: chenodex, chenofalk; ursodesoxy cholic (unsolvan, delursan)

- Sỏi đường mật chính: ERCP và lấy sỏi: đây là biện pháp tối ưu nhất, nếu sỏi to và nhiều quá không lấy ra được có thể kết hợp ERCP với: tán sỏi cơ học bằng rọ, tán sỏi bằng thủy điện, tán sỏi bằng laser, siêu âm, lấy sỏi qua đường soi ổ bụng, mổ mở để lấy sỏi.

 

B. Y HỌC CỔ TRUYỀN

 

1. Thể khí trệ

- Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức âm ỉ hay đau nhiều, có lúc không đau, miệng đắng, họng khô, không muốn ăn uống, không sốt cao, có hoặc không có vàng da, mạch nhanh trên 90 lần/phút.

- Bài thuốc:

          Tên dược vật

Lượng,g

         Tên dược vật

Lượng,g

Kim tiền thảo

40

Sài hồ

16

Nhân trần

40

Chỉ xác

08

Xa tiền tử

16

Uất kim

08

Khổ luyện tử

06

Đại hoàng

04

Sơn Chi tử

12

 

 

* Tổng lượng:                        150 g

* Sắc uống 01 thang/ngày hoặc đun thay nước uống hằng ngày, lâu dài. Nếu đại tiện phân lỏng, có thể giảm hoặc bỏ hẳn vị Đại hoàng.

 

2. Thể thấp nhiệt

- Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức, miệng đắng họng khô, lợm giọng, buồn nôn, sốt sợ lạnh hay lúc sốt lúc rét, niêm mạc mắt vàng, da vàng, nước tiểu đỏ hay vàng, táo bón, lưỡi bẩn, rêu lưỡi vàng dày.

- Bài thuốc:

          Tên dược vật

Lượng,g

         Tên dược vật

Lượng,g

Long đởm thảo

16

Sài hồ

12

Hoàng cầm

12

Cam thảo

04

Sơn chi tử

12

Đại hoàng

04

* Tổng lượng:                          60 g

* Sắc uống 01 thang/ngày.

 

C. VỊ THUỐC, BÀI THUỐC KINH NGHIỆM CHỮA SỎI MẬT, SỎI THẬN

DỨA

 




A. ĐẠI CƯƠNG

Tên khác: Lô đâu tử, Phương lê; Mak dựa (Tày), Mak phong nạt (Thái), Trái thơm; Khóm thơm (miền Nam). 

Tên khoa học: Ananas comusus L., thuộc họ Dứa - Bromeliaceae.

Mô tả: Cây thảo có thân ngắn nhưng mang nhiều rễ với những lá dài phân bố đều xòe ra từ phía hình hoa thị. Trên thân và nách lá có một số chồi(người ta dùng chồi để nhân giống). Khi cây đã lớn thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 30-40cm, mang một cụm hoa bông trên đó đính nhiều hoa đều, màu tím. Quả phức, hình ống hoặc hình chóp cụt, giữa có lõi(thực chất là phần nối tiếp của thân chính), phía trên ngọn còn có một chồi gồm nhiều lá ngắn, gọi là chồi ngọn, dùng để nhân giống.

     Cây Dứa chủ yếu ở châu Mỹ La tinh, nhất là ở Brazil. Dứa đã được đem trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới có mùa đông không rét lắm. Giống Dứa trồng phổ biến nhất trên thế giới là giống Cayenne(chỉ trồng thâm canh và ở khí hậu mát), thứ đến là giống Spanish trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, sau là giống Victoria được trồng trong sản xuất lớn.

     Ở nước ta hiện trông phổ biến nhất là giống Queen (Victoria); giống Cayenne trồng nhiều ở Đức trọng, Đà lạt, Lâm đồng; giống Spanish (Dứa ta) chỉ trồng lẻ tẻ trong nhân dân. Dứa Victoria có thịt vàng giòn, lượng đường cao nhưng sản lượng thấp, Dứa Cayenne nhiều nước hơn, có vị dịu do nhiều đường, khi ăn tươi cũng đỡ rát lưỡi hơn. Còn Dứa Spanish cho chất lượng thấp hơn, nhưng quảng canh được.

     Dứa được đánh giá cao hơn Chuối về chất lượng: mùi thơm đặc sắc, màu sắc hấp dẫn, nhiều đường, độ chua cao, nhiều nước, hợp khẩu vị. Có thể ăn kèm thức ăn như một loại rau, có thể xào, nấu canh với thịt, cá.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Saccharose 12,43%, Glucose 3,21%, nhiều Vitamin A, B, C…

Bộ phận dùng: Quả, Nước Dứa, Lá, Rễ.

Tính vị: Thơm, chua, ngọt 

Quy kinh: Tỳ, Vị, BQ.

Tác dụng:

+ Quả: Giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa, chống viêm dạ dày (thể thiếu toan). Vì trong Dứa có  một chất men là bromelin (giống như pepsin ở Đu đủ) giúp cho việc tiêu hóa các protein, nên người ta hay dùng làm món khai vị.                 

+ Nước dứa: Nhuận tràng, xổ nhẹ, trừ tích trệ.

+ Lá: Thanh nhiệt, giải độc.

+ Rễ: Thông lâm, bài thạch.

Chủ trị: Sốt nóng; Phù thũng, cổ trướng; Sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu. 

Liều dùng: 30-40g/ngày.

 

B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ DỨA

1. Chữa sốt nóng

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Nõn hoặc lá dứa non

40

 

 

* Giã, vắt lấy nước cốt uống.

2. Chữa sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu

Bài 1.

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Quả Dứa chín ương

01 quả

Phèn chua

02 thìa

* Lấy một quả dứa (loại chín ương), cắt phần đầu, rồi đục (hoặc khoét) giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 02 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa cho đến khi chín nhuyễn, lấy ra 02 ly, buổi tối uống 01 ly, sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại sỏi sẽ tan ra theo nước tiểu ra ngoài (nước tiểu khai và đục như nước vo gạo là có tác dụng)

Bài 2.

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Quả Dứa chín ương

01 quả

Phèn chua

02 thìa

* Lấy một quả dứa gọt vỏ, khoét một lỗ và cho vào đó một ít phèn chua(0,4g) rồi cho nước vào, đậy nắp lại đun trong 03 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 07 ngày liền.

Bài 3.

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Quả Dứa dại

40

Kim tiền thảo

40

Rễ Cỏ xước

30

Cỏ Râu mèo

30

* Sắc uống.

3. Chữa phù thũng, cổ trướng

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Rễ Dứa dại

40

Cỏ Râu mèo

30

Rễ Cỏ xước

30

 

 

* Sắc uống.


ĐU ĐỦ




A. ĐẠI CƯƠNG

Tên khác: Phiên qua, Má hống (Thái). 

Tên khoa học: Carica papaya L., thuộc Họ Đu đủ - Caricaceae.

Mô tả: Cây có thân gỗ mềm, dễ bị gãy thường có một ngọn, nhưng nếu ngọn chính bị gãy thì sẽ sinh ra 3-4 ngọn khác. Lá có cuống dài, phiến lá chí nhiều thùy khía sâu. Đu đủ là cây đa tính, các cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính. Quả kết từ hoa cái thường tròn. Khoảng rỗng trong quả to, thịt mỏng, nhiều hạt. Còn các quả kết từ hoa lưỡng tính thì dài hình quả lê, có khi có những quả dị dạng do số lá noãn không phải là 5 như bình thường mà chỉ có 2 hoặc 3, có khi đến 9-10 lá noãn hợp lại thành bầu một ô, thịt dày và chứa ít hạt. Quả khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng cam.

     Đu đủ có nguồn gốc ở Mỹ la tinh (Mêhico) và được phổ biến nhanh chóng  ở tất cả các nước nhiệt đới nhờ nhân giống dễ dàng bằng hạt. Trong các vườn gia đình của nước ta, cây Đu đủ trở thành một trong những cây ăn quả được trồng phổ biến nhất sau Chuối, Ổi, ngang với Cam, Chanh, Na, Mãng cầu xiêm…

     Người ta trồng lấy đu đủ chín làm thức ăn bổ dưỡng (nó có ít nước hơn dứa nhưng đường và các vitamin phong phú hơn). Nhưng quả đu đủ xanh cho nhiều công dụng trong ăn uống: dùng nấu thịt (nhất là thịt ba rọi) cho chóng nhừ(vì menpapain trong nhựa có thể phân hủy một khối lượng tơ huyết gấp 200 lần, nó tiêu hóa protid, biến đổi các chất có abumin thành pepton), luộc ăn, thái miếng ngâm giấm ăn với chả nướng, bánh đa  nem cho dễ tiêu, dùng làm nộm (nộm thịt bò khô) chua cay thay rau gia vị trong các bữa cỗ để chóng tiêu hóa chất đạm, xào với thịt ăn như các loại rau khác, dùng muối dưa, làm mứt, tỉa hoa để trang trí các đĩa rau. Lá đu đủ gói thịt trong vài giờ làm cho thịt mềm nhanh.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng:

1. Đu đủ xanh (Tính theo tỷ lệ %): Nước 91,5; Protein 1,0; Lipid 0,4; Cellulose 1,5; Tro 2,5-3,5. Thành phần hóa học của Vỏ quả Đậu Hà lan(tính theo%): Nước 12,2; Protein 6,6; Lipid 1,2; Cellulose 48,5; Tro 2,5; Dẫn xuất không Protein 4,8; Khoáng toàn phần 0,8.

2. Đu đủ chín (Trong 100g ăn được tính theo %): Nước 87,1; Protein 0.5; Lipid 0,1; Đường 11,8. Các vitamin: 710mirogram A; 0,03mg B1; 0,05mg B2; 0,4mg P,73mg C. Các chất khoáng: Calcium 24mg; Phosphor 22mg; Sắt 0,7mg; Natri 4mg; Kali 221mg; Calo 45

Bộ phận dùng: Quả chín; Quả xanh; Hoa đu đủ đực; Hạt (ép lấy dầu thực phẩm); Rễ, Thân, lá, quả non có thể làm thức ăn gia súc.

1. Đu đủ chín

+ Tính vị: Ngọt.

+ Tác dụng: Bổ dưỡng, nhuận tràng, tiêu thực(trường hợp ăn nhiều trứng, thịt, thức ăn mỡ béo nê trệ), thông đại tiện.

+ Chủ trị: Tích trệ, đại tiện táo kết.

2. Đu đủ xanh

+ Tác dụng: Làm mềm thịt rắn dai, tiêu  mạnh thực tích.

+ Chủ trị: Thịt và thức ăn rắn dai nấu lâu nhừ.

3. Lá Đu đủ

+ Tác dụng: Tẩy sạch máu mủ, sát trùng vết thương.

+ Chủ trị: Rửa vết thương bị lở loét, tẩy máu mủ ở vải sợi. Chữa ung thư phổi, ung thư vú.

4. Nhựa Đu đủ

+ Tác dụng: Sát khuẩn, thoái uế, chỉ sang dạng.

+ Chủ trị: Tàn nhang, hắc lào mới phát, lở sần sùi ngoan cố.

5. Hoa Đu đủ: Chữa ho, sốt.

6. Rễ Đu đủ: Chữa rắn cắn.

Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai. Không ăn nhiều có thể gây đau dạ dày và viêm loét miệng.

 

B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ ĐU ĐỦ

 

1. Bổ dưỡng, nhuận tràng, trị táo bón

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Đu đủ chín

Tùy dùng

 

 

* Gọt vỏ, bỏ hạt, ăn.

2. Làm mềm thịt

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá Đu đủ tươi

Tùy dùng

 

 

* Lá đu đủ gói thịt trong vài giờ làm cho thịt mềm nhanh.

3. Sát trùng vết thương, tẩy các vết máu

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Lá Đu đủ tươi

Tùy dùng

 

 

* Sắc lấy nước dùng.

4. Hạ sốt, chữa ho

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Hoa Đủ đủ đực

Tùy dùng

 

 

* Sắc uống.

 

5. Đu đủ làm tan sỏi thận, sỏi mật

     Khá nhiều người bị mắc chứng sỏi thận hoặc sỏi túi mật. Sỏi có thứ tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại này có khi lớn gần bằng quả trứng. Lại có loại sỏi gai giống như quả ké, có gai nhọn đâm vào thịt làm cho nước tiểu thấm vào vết thương gây đau đớn khốn khổ, xuất huyết (nước tiểu sẫm màu).

     Nhiều người bị sỏi thận mổ tới 9-10 lần mà vẫn chưa hết sỏi vì chất Calcium, Phosphor…ở trong máu không được trừ bỏ tận gốc thì quá trình hình thành sỏi vẫn cứ tiếp diễn, nếu có mổ hay bắn tia Lade thì cũng chỉ là chữa cái ngọn mà thôi.

     Phương pháp chữa bệnh nội khoa có nhiều, nhưng trị bệnh sỏi thận và sỏi mật bằng Đu đủ xanh là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mà lại có hiệu quả tốt.

       Tên dược liệu

Lượng,g

                    Chú giải

Đu đủ xanh

01 trái

To đủ dùng cho một người ăn

* Trái đu đủ xanh (đủ cho một người ăn), cắt đầu đuôi, khoét bỏ hạt, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thuỷ cho chín mềm, để nguội ăn hết cả vỏ. Liệu trình: 07 ngày (01 tuần).

 

6. Nhựa đu đủ trị sốt rét rừng

     Người ở miền rừng thiêng nước độc, hoặc bị muỗi Anophene cắn thường hay bị chứng sốt rét định kỳ, cứ cách ngày hoặc mấy ngày nhất định, đúng giờ là lên cơn sốt(nếu càng cách lâu, 1-2 tháng một lần càng khó trị). Trước đây ở Việt Nam, điều trị bệnh này thường uống và tiêm thuốc Ký ninh(bệnh nặng tiêm liều cao), làm cho người bốc nóng và thường gây ù tai, điếc tai. Chữa sốt rét bằng nhựa đu đủ là một phương pháp an toàn và hiệu quả.

 

       Tên dược liệu

Lượng,g

                    Chú giải

Nhựa đu đủ xanh

7-9 giọt

Nam giới dùng 07 giọt

Nữ giới dùng 09 giọt

Nước chín

01 cốc

* Pha uống. Thường chỉ uống 01 lần là khỏi.

 

7. Lá đu đủ chữa ung thư phổi, ung thư vú

       Tên dược liệu

Lượng,g

                    Chú giải

Lá và cuống đu đủ

7-9 lá

 

* Thái nhỏ, hãm nước sôi, hoặc cô đặc, chia uống. Liệu trình: liên tục trong 15-20 ngày.

 

RAU BỢ NƯỚC


A. ĐẠI CƯƠNG

Tên khác: Cỏ bợ, Rau tần, Tú diệp thảo, Điền tu thảo, Dạ hợp thảo.

Tên khoa học: Marcilea quadrifolia L., Họ Tần - Marcileaceae.

Mô tả: Là cây Dương xỉ thủy sinh, có thân rễ bò dưới đất, chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ có 2 lá, cuống dài. Lá có 4 thùy chéo chữ thập. Bào tử quả là cơ quan sinh sản, mọc ở gốc cuống lá.

     Rau bợ phân bố ở  châu Á, châu Âu và châu Mỹ la tinh. Ở nước ta Rau bợ mọc hoang ở ruộng nước nông, dọc bờ ao, bờ mương và các nơi ẩm, nước cạn.

     Người ta hái Rau bợ về ăn sống, xào, luộc, nấu canh với tôm tép ăn.

Bộ phận dùng: Toàn cây

Tính vị: Ngọt, mát.

Quy kinh: Thận, BQ.

Thành phần hóa học: Có Xyclaudenol. Người ta đã biết trong 100g Rau bợ có: Nước 84,2g; Protein 4,6g; Glucid 1,6g; Caroten 0,27mg; Vitamin C 76mg; Calo 25.

Tác dụng: Làm rau ăn sống; sao vàng, phơi khô làm thuốc lợi niệu, thông lâm, bài thạch.

Chủ trị:

+ Bạch đới, khí hư, mất ngủ.

+ Sưng đau, sưng vú, tắc tia sữa, rắn cắn (dùng tươi giã nhuyễn, nước cốt uống, bã đắp nơi bệnh).

Liều dùng: 20-30g/ngày.

 

B. MÓN ĂN, THỨC UỐNG, BÀI THUỐC CÓ RAU BỢ NƯỚC

1. Bạch đới, khí hư, mất ngủ, sỏi thận, sỏi mật.

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Cỏ Bợ

20-40

 

 

* Sắc uống.

2. Sưng đau, sưng vú, tắc tia sữa, rắn cắn.

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Cỏ Bợ tưoi

40-60

 

 

* Giã nhuyễn, nước cốt uống, bã đắp nơi bệnh.

 

 

                                                                      Hà nội tháng 04 năm 2016