( Còn gọi là Ủi, Phan thạch lựu, Guajava).
Còn gọi là Ủi đấy mà,
Cao chừng năm mét, thuộc là nhỡ cây.
Lá ra mọc đối đây này,
Có hình bầu dục, hơi dày, có lông.
* *
Hoa ra đơn độc mà trông,
Cánh thì trăng trắng, từng bông khoe màu.
Quả mọng, sẹo ở phía đầu,
Của đài tồn tại, từ lâu vẫn còn.
* *
Khi chín, nhìn đã thấy ngon,
Ăn ngọt, ăn bổ dưỡng, lại còn rất thơm.
Vỏ ngoài vàng sắc, màu rơm,
Bên trong lòng trắng; đẹp hơn: Lòng đào.
* *
Hạt nhiều, có lắm biết bao,
Trông như hình thận, nhìn vào hơi hung.
Nằm chen phần thịt, lung tung,
Cứng như sỏi, đá nói chung là nhiều.
* *
Bộ phận làm thuốc đã nêu:
Búp
non, lá, rễ, cùng nhiều vỏ thân.
Ổi trồng lắm ở nhà dân,
Mọc hoang cũng có, khi cần lấy ngay.
* *
Cây Ổi làm thuốc rất hay,
Ăn chữa ỉa chảy, quả này còn xanh.
Búp
non lấy ở trên cành,
Cùng Gừng sắc uống,“chạy nhanh” cầm liền.
* *
Vỏ
thân, là thuốc thần tiên,
Dùng chữa lở loét, làm liền vết thương.
Chân, tay bầm tím bất thường,
Lá tươi giã nhỏ, khẩn trương đắp vào.
* *
Răng đau, nhức nhối lắm sao?
Vỏ rễ ngâm dấm, ngậm vào khỏi ngay.
Lá trị viêm ruột, dạ dày,
Mụn nhọt mới phát, dùng ngay tan dần./.
Một số công dụng chữa bệnh dùng
từ cây Ổi:
1-Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp Ổi sao 12g,
Gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia
uống 2 lần trong ngày. Uống 3 - 5 ngày.
2- Trị tiêu chảy do nóng: Dùng vỏ dộp Ổi 20g
sao vàng, lá Chè tươi 15g sao vàng, nụ Sim 10g, Trần bì 10g, củ Sắn dây 10g sao
vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều
người lớn.
3- Tiêu chảy do công
năng Tỳ, Vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp Ổi non 20g, Gừng tươi nướng
cháy 10g, Ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần
trong ngày. Dùng đến khi khỏi.
4- Giảm
đau nhức răng do sâu răng: Vỏ
rễ cây Ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
5- Trị
mụn nhọt mới phát: Lá
Ổi non và lá Đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong
ngày.
6- Trị bầm
tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng
lá Ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong
ngày.
7- Chữa
vết thương xây xát nhẹ ở chân tay: Búp
Ổi 100g, sắc đặc ngâm tay hoặc ngâm chân vào nước sắc lúc thuốc còn ấm, mỗi
ngày ngâm 2 - 3 lần.
8- Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá Ổi
nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.
9- Chấn thương: Lá Ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị
thương.
10- Viêm dạ dày, ruột
cấp và mạn tính:
1- Lá Ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi
ngày 2 lần;
2- Lá Ổi 1 nắm, Gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít,
tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống;
3- Quả Ổi, Xích địa lợi và Quỷ châm thảo, mỗi thứ
từ 9-15g, sắc uống.
Lưu ý: Những người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng
bụng không tiêu không nên ăn Ổi và sử dụng cây Ổi trong các bài thuốc chữa
bệnh.