THƠ VỀ CÂY THUỐC VÀ BÀI THUỐC QUÝ - DÂN GIAN VIỆT NAM ( tác giả Ngô Công Tình, Hội viên HĐY Quận Ba đình TP Hà Nội - 2018)

Cập nhật: 18/03/18 11:14

CÂY ĐỖ TRỌNG

Đỗ trọng thuộc loại to cây,
Đầu lá hình trứng, gốc đây vê tròn.
Răng cưa mép lá cỏn con,
Cây cao ba mét, lâu còn cao thêm.    
                         *    *
Hoa ra đơn tính, mọc lên,
Hoa đực, hoa cái có tên rạch ròi.
Quả dài trông tựa hình thoi,
Phía đầu xẻ dọc, cứ đòi tách hai.
                        *   *
Mùa hạ trời nóng kéo dài,
Thu hoạch bóc lấy vỏ ngoài, cây to.
Vỏ đây dù có co vo,
Phải thêm công ép, sao cho phẳng lỳ,
                        *    *
Tiếp theo xếp đống, mỗi khi,
Để bay hơi hết, khác gì mồ hôi.
Sau đó tất cả đem phơi,
Được ngoài vỏ xám, trong hơi nhạt màu.
                        *   *
Đỗ trọng làm thuốc từ lâu,
Hơi cay, vị ngọt, đứng đầu tính ôn.
Vào kinh Can, Thận nhiều hơn,
Chữa đau xương khớp, sớm hôm gối mềm.
                        *    *
Tác dụng bổ Thận, Can thêm,
Đồng thời chữa cả tiểu đêm nhiều lần.
Còn dùng làm thuốc an thần,
Trị lưng gối nhức, làm gân mạnh đều./.

Một số công dụng chữa bệnh dùng từ cây Đỗ trọng:
1- Trị mồ hôi trộm sau khi bị bệnh, chảy nước mắt sống: Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 20g với nước lúc ngủ.
2- Trị phong lạnh làm thương tổn Thận, gây đau thắt lưng, đau cột sống do hư: Đỗ trọng640g, xắt, sao với 2 thăng rượu, ngâm trong 10 ngày, ngày uống 3 lần.
3- Trị có thai 2 ~ 3 tháng mà bị động thai, ngang lưng đau như sáp sẩy thaiĐỗ trọng (tẩm nước Gừng, sao cho đứt tơ), Xuyên tục đoạn (tẩm rượu). Tán bột, dùng nhục Táo nấu kỹ lấy nước trộn thuốc bột làm thành viên, uống với nước cơm.
4- Trị lưng đau do Thận hư: Dùng phối hợp với các vị thuốc bổ Thận khác:
- Nếu Thận dương hư, dùng: Đỗ trọng 16g, Thục địa 26g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g, Nhục quế 8g, Đương quy 12g, Lộc giác giao 10g, sắc uống hoặc dùng mật chế làm hoàn ăn.
 - Nếu Thận âm hư: dùng: Đỗ trọng 12g, Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử 16g, Ngưu tất 12g, , Cẩu tích 12gNhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế với mật làm hoàn ăn.  
5- Trị quen hư thai, hoặc có thai cứ tới 4 ~ 5 tháng là hư: Trước có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ trọng và gạo nếp sắc lấy nước ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, dùng 80g Tục đoạntẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột viên ăn lúc đói.
6- Trị liệt dương, di tinh do Thận hư: Đỗ trọng 15g,  Lộc nhung 10g, , Ngü vị tử 10g, Thục đia 15g, Mạch môn đông, Sơn dược, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày một thang.
            7- Trị đàn bà có thai quen dạ đẻ non: Đỗ trọng (sống) 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Đại táo 40 trái.  Hoặc: Đỗ trọng (sao), Tục đoạn, Tang ký sinh, Bạch truật (sao đất sét), mỗi thứ 20g, A giao châu, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g. Sắc uống  ngày một thang.
 8- Trị huyết áp cao: Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo mỗi thứ 10g, Đơn bì, Thục địa, mỗi thứ 10g. Sắ uống ngày một thang.
9- Trị liệt dương, di tinh: Đỗ trọng 160g, Lộc nhung 80g, Ngü vị tử 40g, Thục địa 230g, Mạch môn, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 18Og, tán bột mịn, trộn với mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt.
10- Trị đau dây thần kinh tọa: Đỗ trọng 30g nấu với thịt thăn heo trong 30 phút, bỏ bã Đỗ trọng ra, ăn thịt heo mỗi ngày 2 lần, liệu trình 7- 10 ngày.
Tóm lại:  Đỗ trọng có công năng bổ Can, tư Thận, vì Can chủ cân, Thận chủ cốt, Thận đầy đủ thì xương cốt mạnh, Can đầy đủ thì gân khỏe mạnh, co duỗi mạnh đều thuộc ở gân. Vì vậy Đỗ trọngnhập vào Can mà bổ Thận, con có thể làm cho mẹ đầy đủ (Tử năng linh mẫu thực) điều trị Can và Thận đều bất túc, là thuốc chính yếu đề trị lưng đau gối mỏi.