Bệnh mùa hè

Cập nhật: 24/05/16 17:19

MỘT SỐ BỆNH MÙA HÈ

 

                         NCVCC.LYĐKQG BÙI ĐẮC SÁNG

                          Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội đông y Ba Đình

 

BAN CHẨN VÀ SỐT PHÁT BAN

( BỆNH ĐỘC - ÔN ĐỘC PHÁT BAN )

 

I. ĐẠI CƯƠNG

 

     Trong bệnh ngoại cảm có rất nhiều loại thuộc tính truyền nhiễm, vì vậy cổ nhân rất coi trọng Bệnh độc, có các tên gọi như Phong độc, Hàn độc, Thấp độc

     Các sách cổ luận như “Thiên kim yếu phương”, “Ngoại đài bí yếu” nêu ra rất nhiều phép trị Ôn độc, Nhiệt độc và Âm Dương độc trong Ôn bệnh, về sau các thày thuốc như Lưu Hà Gian, Chu Đan Khê lại xếp phát ban, ẩn chẩn là Ôn độc phát ban, Chẩn độc và đưa ra các phương thuốc như “Thanh ôn bại độc tán”, “Phổ tế tiêu độc ẩm”, “Cam lộ tiêu độc đan” v.v. Các vị thuốc thường dùng là Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên, Hoàng cầm, Ngưu giác, Huyền sâm…có tác dụng giải độc để chữa bệnh độc.

     Tuy nhiên, không thể nói có Ôn bệnh là có Bệnh độc lưu hành truyền nhiễm, có khi do khí hậu nóng lạnh đột biến khiến người ta không thích ứng được mà cũng phát bệnh.

     Cổ nhân đã nhận thức rằng: trong bệnh ngoại cảm cũng có tồn tại bệnh độc, nay chúng ta có điều kiện hơn, cần đi sâu nghiên cứu vấn đề này.

     Ban chẩn (sốt phát ban) là Bệnh độc thuộc phạm trù của Ôn bệnh.

 

II. MỘT SỐ THỂ BỆNH

 

1. BAN CHẨN (SỐT PHÁT BAN)

- Triệu chứng : Do nhiệt vào doanh phần gây nên mình nóng (sốt cao), ngoài da xuất hiện nốt đỏ, ban đỏ hoặc ban chẩn.

- Phép trị:  Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hoá ban chẩn

- Bài thuốc:

NGÂN KIỀU TÁN GIA GIẢM

       Tên dược liệu

  Lượng,g

      Tên dược liệu

  Lượng,g

Kim ngân hoa

12

Mẫu đơn bì

12

Liên kiều

12

Ngưu bàng tử

08

Trúc diệp

08

Cát cánh

08

Bạc hà

06

Cam thảo

04

Sinh địa

16

Lô căn

12

*Sắc uống 01 thang/ngày.

- Bài thuốc:

HOÁ BAN THANG (Ôn bệnh điều biện)

       Tên dược liệu

  Lượng,g

      Tên dược liệu

  Lượng,g

Sinh Thạch cao

40

Nghạnh mễ

20

Tri mẫu

16

Thuỷ Ngưu giác

08

Cam thảo

12

Huyền Sâm

08

*Sắc uống 01 thang/ngày.

BẠCH HỔ TIỂU SÀI TAM HOÀNG THANG GIA VỊ (Minh Đạo diệu phương)

Tên dược vật

Lượng(g)

                    Chú giải

Sinh Thạch cao

40

 

Thanh nhiệt, tả hỏa, dưỡng âm, sinh tân

Tri mẫu

12

Thạch hộc

12

Hoàng cầm

12

 

Thanh nhiệt tả hỏa tam tiêu

Hoàng liên

04

Hoàng bá

08

Sơn chi tử

12

Sài hồ

12

 

 

Hòa giải thiếu dương

Bán hạ chế

12

Cam thảo

04

Đảng sâm

12

Tiền hồ

08

 

Thanh phế họng, chỉ khái

Hạnh nhân

08

Cát cánh

08

Kim ngân hoa

12

 

 

Thanh nhiệt, giải độc

Liên kiều

08

Bồ công anh

08

Hạ khô thảo

08

Cát căn

08

Giải cơ phát biểu

Thăng ma

08

Thăng phát ban chẩn

Mộc hương

08

Lý khí, tỉnh tỳ

Sinh khương

03 lát

 

Điều hòa doanh vệ

Đại táo

05 quả

* Tổng lượng:                         208 g

* Sắc uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, dưỡng âm sinh tân

Chủ trị: Sốt dịch, sốt phát ban

Liều dùng: Sắc uống 01 thang/ngày.

Kiêng kỵ: Sống lạnh, béo ngọt quá mức, các chất kích thích.

 

2. BAN CHẨN XUẤT HUYẾT

- Triệu chứng:  Đầu lưỡi đỏ, dần dần chất lưỡi đỏ tía, kèm theo tâm phiền, lơ mơ và ban chẩn xuất huyết.

- Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc, tư âm, lương huyết, thoái ban

- Bài thuốc:

THANH DOANH THANG GIA VỊ (Ôn bệnh điều biện)

       Tên dược liệu

  Lượng,g

      Tên dược liệu

  Lượng,g

Ngưu giác

32

Kim ngân hoa

12

Hoàng liên

06

Liên kiều

08

Sinh địa

20

Trúc diệp tâm

04

Mạch môn

12

Xích thược

12

Huyền sâm

12

Mẫu đơn bì

12

Đan sâm

08

 

 

*Sắc uống 01 thang/ngày.

NGƯU GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG (Thiên kim yếu phương)

       Tên dược liệu

  Lượng,g

      Tên dược liệu

  Lượng,g

Ngưu giác

04

Xích thược

16

Sinh địa

32

Mẫu đơn bì

12

*Sắc uống 01 thang/ngày.

 

3. NHIỄM TRÙNG HUYẾT

NGƯU GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG GIA VỊ (Thiên gia diệu phương)

       Tên dược liệu

  Lượng,g

      Tên dược liệu

  Lượng,g

Thuỷ Ngưu giác

32

Tử hoa địa đinh

32

Sinh địa

32

Kim ngân hoa

32

Xích thược

16

Cúc hoa

32

Mẫu đơn bì

12

Bán chi liên

16

Hoàng liên

12

Sinh Thạch cao

32

Đại thanh diệp

12

 

 

*Sắc uống 01 thang/ngày.

 

4. THỔ HUYẾT, NỤC HUYẾT

- Triệu chứng : Ói ra máu, chảy máu cam

- Phép trị : Thanh nhiệt giải độc, tư âm, lương huyết, chỉ huyết

- Bài thuốc:

NGƯU GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG (Vạn Thị Phụ khoa)

       Tên dược liệu

  Lượng,g

      Tên dược liệu

  Lượng,g

Ngưu giác

08

Bách thảo sương

08

Xích thược

08

Cát cánh

08

Mẫu đơn bì

08

Sinh địa

04

Chỉ thực

08

Cam thảo

04

Hoàng cầm

08

 

 

*Sắc uống 01 thang/ngày.

 

TRÚNG THỬ (SAY NẮNG)

 

I. ĐẠI CƯƠNG

     Trúng thử là người đang làm việc ở nơi nắng gắt đột nhiên ngã vật ra bất tỉnh nhân sự, người rất nóng, có mồ hôi (ít hoặc nhiều), thở dốc, không nói được, hàm răng cắn hơi chặt hoặc mồm há, lưỡi đỏ, M. Hồng nhu hoặc Sác.

     Bệnh thường xảy ra vào các tiết Tiểu thử, Đại thử, Xử thử, mà nội kinh gọi là Tam phục. Nguyên nhân do thử nhiệt vượt qua dương minh (vệ khí) vào tạng phủ (doanh huyết) mà sinh bệnh.

 

II. ĐIỀU TRỊ

1. Giai đoạn cấp cứu:         

- Phép trị: Khai khiếu, tỉnh thần

* Ở bệnh nhân bất tỉnh nhân sự phải đưa vào chỗ thoáng mát, không được cho uống nước lạnh, không được đặt xuống đất ướt.

* Châm Nhân trung, Thập tuyền, đồng thời giật tóc mai cho tỉnh, đồng thời dùng nước tiểu trẻ em 20-30ml cho uống và lấy khăn tẩm nước tiểu trẻ em xoa khắp người rồi đắp rốn, đắp mặt

* Lá Bạc hà tươi giã vắt lấy nước cho uống.

* Nước dừa -  cho uống 01 bát. 

* Lá tía tô, Lá mã đề giã vắt lấy nước cốt uống.

* Bồ kết (đốt tồn tính), Cam thảo sao qua, tán bột, uống 4g /lần với nước ấm.

2. Giai đoạn đã hồi tỉnh :

- Phép trị : Thanh thử, ích khí, khai bế

- Bài thuốc :

THUỐC NAM

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Hương nhu

16

Bố chính sâm

20

Trúc diệp

12

Đinh lăng

16

Rau má tươi

12

Ngũ vị tử

06

Sắn dây tươi

12

Xương bồ

12

Mạch môn

10

 

 

*Sắc uống.

LỤC NHẤT TÁN

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Hoạt thạch

240

Cam thảo

  60

*Tán bột mịn, uống 12g/lần

- Gia giảm : Có thể thêm : Uất kim, Hoàng liên, Sinh địa, Ngân hoa, Xương bồ để khai uất, thanh nhiệt, tư âm, lương huyết.

 

THỬ NHIỆT

(SỐT CAO MÙA HÈ Ở TRẺ EM)

 

I. ĐẠI CƯƠNG

 

     Thử nhiệt là sốt kéo dài không khỏi, loại này ở miền Nam nước ta và vùng bờ biển hay bị và thường gọi là “sốt cao mùa hè ở trẻ em”. Đông Y gọi bệnh này là “Tiểu nhi trú hạ” do thử nhiệt mang tính chất thời tiết gây nên.

 

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

     Khí hậu mùa hè nóng bức, khả năng thích ứng của trẻ em không mạnh dễ bị nhiệt thương thử. Vì nhiệt tà vít ở trong, nên xuất hiện da dẻ đỏ, nóng rát mà không có mồ hôi. Do nhiệt từ trong sinh ra, nên có mồ hôi mà nhiệt vẫn không lui. Vô luận có mồ hôi hay không, ngoại trừ những chứng chủ yếu như phát sốt, khát nước…, nhưng biểu chứng như nhức đầu, đau mình, sợ lạnh, sợ gió…đều không rõ rệt. Vì vậy nó không giống như các bệnh ngoại cảm nói chung mà chỉ là bị thương thử (tà ở ngoài, thấp nhiệt nung nấu ở trong).

   Thử tà từ mũi miệng vào trước hết phạm Phế Vị. Phế chủ khí, mà thử tất thương khí. Khí hư thì tà lưu trệ lại, đi đôi với thử là có thấp, thấp uất lại lâu ngày mà hóa nhiệt làm tân dịch hao tổn. Tân dịch đã hao tổn lại cộng thêm khí hư, nên nhiệt tà dằng dai không lui.

   Thử khí gây nên bệnh bao quát rất rộng như Trúng thử (bỗng dưng ngã lăn), Thử phong (tứ chi co giật), còn chứng Thử nhiệt ở trẻ em đều không xuất hiện các chứng hậu đó, cho nên nó có phân biệt với bệnh thử.

 

III. ĐIỀU TRỊ

 

1. Thời kỳ đầu - Thực thời

- Triệu chứng: Trẻ em thương thử, sốt kéo dài không lui, khí hậu càng nóng thì sốt càng cao, đa số là tối nóng, sáng mát hoặc sáng nóng tối mát, không mồ hôi hoặc ít mồ hôi, khát nước, thích uống nước, tiểu tiện nhiều. Khi sốt cao phiền táo không yên. Không có triệu chứng nhức đầu, đau mình, sợ lạnh…, chỉ thấy môi miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, M. Hoạt sác.

- Phép trị: Thanh thử, tuyên phế, tiết nhiệt.

- Bài thuốc:

NHỊ HƯƠNG ẨM GIA GIẢM

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Hoắc hương

08

Liên kiều

08

Hương nhu

04

Hoàng cầm

08

Sinh Thạch cao

12

Trúc diệp

      08

Tri mẫu

08

Sinh đạo nha

12

Kim ngân hoa

08

Cam thảo

      04

*Sắc uống.

 

2. Thời kỳ thứ hai - Hư thời

- Triệu chứng: Phát sốt kéo dài, có hoặc không có mồ hôi, phiền khát, thích uống, chất lưỡi vẩn đỏ, khô ráo, ít tân dịch, rêu lưỡi mỏng hoặc không rêu, M. Hồng sác.

- Phép trị: Thanh thử, dưỡng âm, sinh tân. 

- Bài thuốc:

SINH MẠCH TÁN GIA VỊ

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Thái tử sâm

12

Hoàng cầm

08

Mạch môn

12

Trúc diệp

12

Ngũ vị tử

08

Sinh đạo nha

12

Thạch hộc

12

Cam thảo

08

Tri mẫu

08

Hàn thủy thạch

12

*Sắc uống.

 

3. Thời kỳ cuối - Khí âm thương tổn

- Triệu chứng: Sốt không lui, chân tay rã rời, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém, nhạt miệng, khát nước, môi khô, lưỡi ráo, ít rêu, M. Hư sác.

- Phép trị: Ích khí, dục âm.

- Bài thuốc:

SINH TÂN BẢO NGUYÊN ẨM

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Thái tử sâm

12

Mạch môn

08

Trích Hoàng kỳ

12

Thiên môn

08

Bạch truật

12

Tri mẫu

12

Bạch linh

12

Bạch biển đậu

12

Cam thảo

04

Địa cốt bì

12

Ngũ vị tử

12

 

 

*Sắc uống.

 

IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM ĐƠN GIẢN

 

Bài 1. PHƯƠNG HƯƠNG THANH HƯƠNG ẨM

     Tên dược liệu

  Lượng,g

       Tên dược liệu

  Lượng,g

Hoắc hương tươi

12

Bạch mao căn

12

Bội lan tươi

12

Thạch hộc tươi

12

Hà diệp tươi

12

Trúc diệp tươi

12

Lô căn tươi

12

 

 

*Sắc uống thay nước trà.

Bài 2. Hoắc hương tươi 12g, Thạch hộc tươi 12g, Trúc diệp tươi 12g. Sắc uống thay nước trà.

Bài 3. Bội lan tươi 12g, Hà diệp tươi 12g, Lô căn tươi 12g. Sắc uống thay nước trà.

Bài 4. Đậu xanh sắc nước, pha đường uống.

Bài 5. Hoắc hương tươi 12g, Lô căn tươi 12g, Lá sen tươi 1/2 tầu. Sắc uống thay nước trà.

Bài 6. Ngọ thời trà 01 nhúm, hãm lấy nước, hòa thêm đường uống.

 

Nội dung khác