PHÒNG TRỊ TRÚNG THỬ (SAY NẮNG)

Cập nhật: 22/05/18 22:00

PHÒNG TRỊ TRÚNG THỬ (SAY NẮNG)

 

                                           Lương Y Đa Khoa BÙI ĐẮC SÁNG

                                     Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Ba Đình

 

I. ĐẠI CƯƠNG

 

     Trúng thử là người đang làm việc ở nơi nắng gắt đột nhiên ngã vật ra bất tỉnh nhân sự, người rất nóng, có mồ hôi (ít hoặc nhiều), thở dốc, không nói được, hàm răng cắn hơi chặt hoặc mồm há, lưỡi đỏ, M. Hồng nhu hoặc Sác.

     Bệnh thường xảy ra vào các tiết Tiểu thử, Đại thử, Xử thử, mà nội kinh gọi là Tam phục. Nguyên nhân do thử nhiệt vượt qua dương minh (vệ khí) vào tạng phủ (doanh huyết) mà sinh bệnh.

     Say nắng là bệnh thường gặp mùa hè nắng nóng. Đông y thường gọi cảm nắng, trúng nắng. Khi say nắng thường biểu hiện người nóng sốt, da ửng đỏ, đổ mồ hôi, miệng khát, tiểu vàng ít, đau đầu chóng mặt, thở mệt, tim đập nhanh bệnh nặng có khi choáng ngất.

     Say nắng thường gặp ở người hư nhược, dễ ra mồ hôi, người có tiền sử bệnh ngoại cảm, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Nguyên nhân phần nhiều do làm việc, đi chơi ngoài nắng nóng lâu, mất nước.

 

II. ĐIỀU TRỊ

 

1. Giai đoạn cấp cứu:         

 

- Phép trị: Khai khiếu, tỉnh thần

 

* Ở bệnh nhân bất tỉnh nhân sự phải đưa vào chỗ thoáng mát, không được cho uống nước lạnh, không được đặt xuống đất ướt.

* Châm Nhân trung, Thập tuyền, đồng thời giật tóc mai cho tỉnh, đồng thời dùng nước tiểu trẻ em 20-30ml cho uống và lấy khăn tẩm nước tiểu trẻ em xoa khắp người rồi đắp rốn, đắp mặt

* Lá Bạc hà tươi giã vắt lấy nước cho uống.

* Nước dừa -  cho uống 01 bát. 

* Lá tía tô, Lá mã đề giã vắt lấy nước cốt uống.

* Bồ kết (đốt tồn tính), Cam thảo sao qua, tán bột, uống 4g/lần với nước ấm.

 

2. Giai đoạn đã hồi tỉnh:

 

- Phép trị: Thanh thử, ích khí, khai bế.

- Bài thuốc:

THUỐC NAM

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Hương nhu

16

Bố chính sâm

20

Trúc diệp

12

Đinh lăng

16

Rau má tươi

12

Ngũ vị tử

06

Sắn dây tươi

12

Xương bồ

12

Mạch môn

10

 

 

*Sắc uống.

 

LỤC NHẤT TÁN

Tên dược liệu

Lượng(g)

Tên dược liệu

Lượng(g)

Hoạt thạch

      240

Cam thảo

60

*Tán bột mịn, uống 12g/lần

- Gia giảm: Có thể thêm: Uất kim, Hoàng liên, Sinh địa, Ngân hoa, Xương bồ để khai uất, thanh nhiệt, tư âm, lương huyết.

 

III. MÓN ĂN BÀI THUỐC PHÒNG TRỊ SAY NẮNG

 

     Phòng trị say nắng bằng ăn uống bổ dưỡng giải nhiệt là một liệu pháp thực dưỡng rất tốt. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này:

     Chè Đậu ván: Đậu ván 300g ngâm nước nóng qua đêm bỏ vỏ ngoài, Bột sắn dây 30g, Lá dứa nếp 20g, giã lọc lấy nước, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng: bổ tỳ, lợi thấp hòa trung, trị trúng nắng phát sốt người vật vã…

     Chè Đậu đen: Đậu đen xanh lòng 300g, Đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu…

     Cháo Đậu xanh: Đậu xanh 200-300g còn nguyên vỏ, giã dập, nấu nhừ ăn cho thêm muối, đường vừa đủ, ăn. Tác dụng: thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng…

     Canh Cà chua: Cà chua 2-3 trái, Trứng gà 01 quả, Hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng: dưỡng âm, mát huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng…

     Canh Khoai mỡ: Khoai mỡ tím 100g, thịt tôm nõn 50g, Rau ngổ 20g thêm bột nêm, mắm muối vừa đủ nấu canh ăn.

     Canh Giá đậu: Giá đậu 200g, Cà chua 01 quả, Đậu phụ 30g, Thịt lợn 20g, Hành hoa 10g, gia vị mắm muối vừa đủ nấu canh ăn. Cho thịt, cà chua vào xào chín thơm, đổ nước vào đun sôi, đậu phụ, giá đỗ cho sau, thêm gia vị đun sôi trở lại là được. Tác dụng: bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng…

     Canh Cua rau: Rau ngót, Rau đay, Mồng tơi, Mảnh bát mỗi thứ 50g, Thịt cua đồng 100g nấu canh. Tác dụng: bổ âm, sinh tân dịch, thanh nhiệt, tiêu độc, giải thử thấp.

     Cháo Bột sắn dây: Bột sắn 50g, Gạo ngon 100g, Thịt heo băm 50g (cách nấu nấu cháo với thịt chín, sau cho bột sắn gia vị vào sau). Tác dụng: bổ dưỡng, giải khát, giải nhiệt.

     Cháo Mướp đắng: Mướp đắng 1-2 quả thái lát, Cúc hoa 30g, Gạo ngon 100g, thêm gia vị vừa đủ nấu nhừ ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: thanh nhiệt, trừ phiền nhiệt, mát huyết, sáng mắt…

     Một số Nước uống: Nước mía, Nước dưa hấu, Nước rau má, Nước chanh, nước trái Khế, nước Trà đường và các loại nước Trái cây tươi đều tốt.

     Nếu có đau đầu nhiều: Dùng lá Hương nhu, hoặc Hoắc hương 100g rửa sạch giã nhỏ thêm chén nước chín vắt lấy nước bỏ bã uống ngày vài lần.

     Nếu người nóng sốt, miệng khô khát: Dùng Lá tre tươi 100g, Vỏ dưa hấu 200g, Gạo tẻ 100g (rang) nấu nước uống.

 

Nội dung khác